Wednesday, 24 Apr 2024
Vay Vốn Vay vốn ngân hàng

Các Nhóm Nợ xấu ngân hàng 1 2 3 4 5 là gì? bao lâu được xóa?

Nhiều người đang có ý định vay vốn ngân hàng nhưng thắc mắc rằng liệu bị nợ xấu có vay được không? Tại sao bên cho vay lại quan tâm đến nợ xấu như vậy. Cùng Nganhangaz tìm hiểu rõ hơn về nợ xấu là gì? các nhóm nợ xấu ngân hàng hiện nay thông qua bài viết chia sẻ dưới đây.

Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu ngân hàng là khoản nợ mà bạn đã vay tại ngân hàng nhưng thanh toán không đúng hạn hoặc quá hạn hợp đồng đã ký trước đó với ngân hàng. Nếu nợ xấu của bạn có kết quả rơi vào nợ có rủi ro, nguy hiểm thì không có ngân hàng nào chấp nhận cho bạn vay. Bởi, ngân hàng sẽ e dè trước khoản nợ của bạn.

Tại sao bị nợ xấu ngân hàng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị nợ xấu ngân hàng. Do đó, mọi người cần phải biết và tránh bởi tác hại của việc nợ xấu ảnh hưởng lớn đến quá trình vay vốn sau này của bạn. Một trong số nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc nợ xấu ngân hàng phải kể đến đó là:

  • Nợ xấu do không đủ khả năng trả nợ
  • Nợ xấu do cố tình trốn nợ
  • Nợ xấu do khoản vay không phải của mình

Nợ xấu ngân hàng được lưu trữ ở đâu?

Khoản nợ xấu này sẽ được lưu trên hệ thống CIC. Không chỉ ngân hàng mà các tổ chức tài chính sẽ chuyển hồ sơ vay của bạn lên CIC để lưu vào hệ thống đánh giá và phân loại nợ xấu theo hệ thống.

CIC viết tắt của Credit Infomation Center, là Trung tâm thông tin tín dụng Quốc tế Việt Nam. Có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích và xử lý nhưng thông tin tín dụng phục vụ cho việc quản lý hệ thống ngân hàng Nhà nước tốt hơn.

Các ngân hàng cho vay nợ xấu có thể xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng bằng cách truy cập vào hệ thống CIC để kiểm tra thông tin đối tượng có như cầu vay vốn. Nếu có dấu hiệu nợ xấu thì sẽ bị từ chối hoặc xem xét xử lý theo quy định của từng ngân hàng cho vay.

Một khi bị nợ xấu thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn sau này của bạn ở các tổ chức tài chính/ ngân hàng khác. Vì vậy, bạn đừng nghĩ việc trốn nợ thành công là có thể vay ở nơi khác.

Nợ xấu ngân hàng bao lâu xóa được

Nhiều người thắc mắc và tìm kiếm cách xóa nợ xấu trên CIC. Tuy nhiên, câu trả lời cho vấn đề này là không thể nào xóa được nợ xấu trên hệ thống CIC đó. Trừ trường hợp:

  • Bạn trả hết cả nợ gốc + lãi cho bên ngân hàng đã cho vay nợ trước đó
  • Đặc biệt, phải trả thêm khoản lãi quá hạn do quá thời gian trả nợ của khách hàng

👉 Khi đáp ứng 2 mục trên thì mới xóa được nợ xấu của bạn trên CIC. Bởi, nếu không trả nợ thì nợ xấu sẽ mãi ở trên hệ thống, chưa kể việc trể hẹn trả nợ càng lâu thì việc xóa nợ xấu càng mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau khi thanh toán xong thì thông tin nợ xấu cũng như thông tin trả nợ sẽ còn lưu hệ thống. Bởi, sau thời gian quy định thì mới xóa hoàn toàn. Cụ thể:

Nhóm 1Nhóm 2Nhóm3Nhóm 4Nhóm 5
Không tínhSau 12 tháng5 năm5 năm5 năm

Mặc dù, nhiều khoản nợ của người vay do rơi vào trường hợp lừa đảo mà xảy ra. Nhưng, không thể nào khác là cố gắng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng cho vây.

👏👏👏 Điều này cũng dấy lên việc mọi người cần phải tỉnh táo đừng nhẹ dạ cả tin vào những lời ngon ngọt mà phải tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ thì sẽ tránh việc rơi vào các nợ xấu. Nếu rơi vào nợ xấu thấp thì tương đối nhưng rơi vào nhóm nguy hiểm thì khả năng chi trả là con số 0.

Xem chi tiết Vay Tiền Ngân Hàng Cần Những Gì?

Phân loại các nhóm nợ xấu ngân hàng

Các nhóm nợ xấu ngân hàng hiện nay

Dựa vào hệ thống CIC lịch sử nợ xấu của khách hàng thì có 5 nhóm nợ. Tuy nhiên, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 không bao gồm nhóm 1 và nhóm 2.

Nợ nhóm 1

Đối với những người nợ nhóm 1 gọi là nợ đủ tiêu chuẩn. Là những người thường trả chậm ngân hàng dưới 10 ngày. Biểu hiện nhóm nợ 1:

  • Chỉ bị xử phạt ít tiền dưới 150.000 VNĐ và ngân hàng hỗ trợ tài chính trong những lần vay tiến hoặc tiếp tục hợp đồng vay hiện tại
  • Các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc + lãi đúng thời hạn

Nợ nhóm 2

Đây là nhóm nợ cần chú ý. Là những khoản nợ  có thời gian trả chậm từ 10 đến 30 ngày, báo động về tiếp cận vốn những lần sau.

  • Nợ giới hạn từ 10 ngày đến 90 ngày
  • Các tổ chức cho vay sẽ cơ cấu lại thời gian trả nợ tạo điều kiện cho khách hàng có thể trả nợ lần đầu
  • Khá ít ngân hàng đồng ý cho vay khi đang cếp vào nhóm nợ 2

Nợ nhóm 3

Gọi là nợ dưới tiêu chuẩn. Là khoản nợ có thời gian trả chậm từ 30 đến 90 ngày. Các khoản nợ này được xem xét giảm mức lãi suất cho từng đối tượng nhằm tạo điều kiện khách hàng có đủ khả năng trả đầy đủ cả lãi + gốc theo hợp đồng vay

  • Nợ giới hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
  • Nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ lần đầu
  • Nợ cơ cấu lại thời gian khi trả nợ lần 2
  • Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi theo hợp đồng

Nợ nhóm 4

Gọi là nợ nghi ngờ. Là khoản nợ có thời gian quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.

  • Nợ giới hạn từ 181 ngày đến 360 ngày
  • Khoản nợ sẽ được cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu từ 90 ngày trở lên
  • Nếu sau lần đầu vẫn chưa trả nợ thì sẽ cơ cấu lại lần tiếp theo để tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội + thời gian thanh toán

Nợ nhóm 5

nợ có khả năng mất vốn. Là nhóm nguy hiểm có nguy cơ mất vốn cao, thời gian trả nợ chậm từ 180 ngày trở lên. Sau từ 3 lần cơ cấu ở nhóm 4 mà chưa thanh toán nợ thì xếp vào nhóm nợ 5 và bên cho cho vay có thể mất vốn.

  • Nợ giới hạn trên 360 ngày
  • Nợ cơ cấu lại thời gian lần đầu quá 90 ngày theo thời hạn trả nợ cơ cấu lần đầu
  • Nợ cơ cấu lại thời gian lần 2 quá 30 ngày theo thời hạn trả nợ lần 2
  • Nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần 3 kể cả chưa quá hạn hoặc đã quá hạn

Việc phân loại các nhóm nợ xấu sẽ giúp cho các tổ chức/ ngân hàng dễ dàng đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng đầy đủ và chi tiết nhất.

Đối với khách hàng xếp vào nhóm nợ 3 – 4 – 5 thì khả năng vay ngân hàng dường như đã chấm dứt. Khá ít và hầu như không có ngân hàng nào chấp nhận cho khách hàng vay khi nợ thuộc nhóm này. Tuy nhiên, cũng có một số tổ chức tín dụng hỗ trợ bạn vay khi thuộc 3 nhóm nợ xấu trên.

Đánh giá phân loại nợ xấu ngân hàng

Từ việc phân loại các nhóm nợ ngân hàng để có thể phân tích đầy đủ hơn để đưa ra kết hoạch vay vốn khi bị nợ xấu. Với 2 mức rủi ro đó là: nhóm rủi ro thấp và nhóm rủi ro cao

Nhóm rủi ro thấpNhóm rủi ro cao
Nhóm nợ này khi vay vốn ngân hàng cần phải cân nhắc có tiếp tục cho vay không, bên CIC cân nhắc và phân loại lịch sử nợ xấu của bạn:
✅ Hoàn trả đầy đủ nợ gốc + lãi quá hạn trong 3 tháng( nợ trung + dài hạn) hoặc 1 tháng( nợ ngắn hạn)
✅ Có hồ sơ, tài liệu chứng minh đã trả nợ
✅ Nếu vay ngân hàng bằng thế chất hay có tài sản đảm bào thì dễ dàng còn vay tín chấp thì cân nhắc hoặc vay các công ty tài chính
Thường người nợ tín dụng quy vào CIC thì sẽ đánh giá vào nhóm có rủi ro cao:
⚡ Xảy ra biến động bất lợi tác động tiêu cực để khả năng trả nợ
⚡ Các khả năng sinh lời, thanh toán, tỷ lệ nợ/ vốn,… suy giảm liên tục( giảm quá 3 lần)
⚡ Không cung cấp đầy đủ các thông tin tài chính để đánh giá khả năng trả nợ

Cách kiểm tra có nợ xấu ngân hàng không?

Trước khi vay, bạn cần phải kiểm tra mình có nợ xấu ngân hàng không. Không chỉ người đã từng vay mà người chưa vay vốn lần nào cũng nên kiểm tra. Bởi, nhiều thông tin cá nhân của bạn bị lộ và được người khác dùng để vay nợ.

Liên hệ nhân viên ngân hàng

Nếu ngân hàng bạn đang có ý định vay vốn thì có thể đến nhờ nhân viên ngân hàng đó kiểm tra có phù hợp với gói vay của mình hay không. Đây là cách vừa trực tiếp đến ngân hàng vay vốn vừa có thể kiểm tra tình trạng nợ xấu của mình.

Tuy nhiên cách này không khả quan lắm với những người không có ý định vay đúng ngân hàng đó. Trường hợp vậy phải có người thân trong ngân hàng mới có thể kiểm tra được. Bởi lẽ, nhân viên ngân hàng không rảnh rỗi để đi kiếm tra cho bạn đâu.

Kiểm tra trực tiếp trên hệ thống CIC

Bạn có thể kiếm tra trực tiếp trên hệ thống CIC xem có nợ xấu ngân hàng hay không thông qua việc tải app hoặc trên website. Tuy nhiên, cá nhân thì chỉ kiểm tra được thông tin sơ bộ ở hiện tại không hiển thị hết đầy đủ được.

Có 2 cách đăng ký kiểm tra trên hệ thống  CIC đó là:

Thông qua website:

  • Đăng ký tài khoản trên hệ thống CIC tại cic.org.vn
  • Đăng nhập vào tài khoản và chọn Báo cáo khai thác
  • Chọn 1 trong 2 cách Báo cáo miễn phí và báo cáo tính phí

Thông qua app:

Thực hiện tương tự như cách kiểm tra qua website nhưng bạn phải nhập thêm mã xác nhận thì mới có thể xem được.

Lưu ý: Về hình thức báo cáo tình phí thì có 3 hình thức trả phí đó là bằng: tiền mặt hoặc thẻ hoặc chuyển khoản

Xem thêm tại kênh: Kienthuctaichinh.org

Bài viết trên chia sẻ mọi người các nhóm nợ xấu ngân hàng và các thông tin khác liên quan đến nợ xấu. Mong rằng, với bài viết trên mọi người biết được mình thuộc nhóm nợ xấu nào để có thể tiếp tục vay được nữa hay không. Để tránh nợ xấu khi có vay vốn tốt nhất nên biết vay nợ hợp lý và trả nợ đúng hạn thì mới không vướng vào tình trạng nợ xấu ngân hàng.

Bài viết khác: