Thursday, 25 Apr 2024
Gửi tiết kiệm Tài khoản

Gửi tiết kiệm online có bị hack không, có an toàn không, Rủi ro cần tránh 

Gửi tiết kiệm online có bị hack không đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đây là hình thức gửi tiết kệm vô cùng tiện lợi, nhanh chóng, có nhiều ưu đãi và lãi suất cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm tài quầy. Trong bài viết này, Ngân Hàng AZ sẽ đưa ra các minh chứng cho việc gửi tiết kiệm online rất an toàn, đồng thời giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đền này.

Gửi tiết kiệm online là gì?

Gửi tiết kiệm online cho phép khách hàng gửi tiết kiệm thông qua các thiết bị điện tử có kết nối internet ngay trên ứng dụng của ngân hàng mà không cần phải di chuyển đến các quầy giao dịch. Hình thức này ngày càng được nhiều người lựa chọn vì các tiện ích mà nó mang lại:

+Không mất thời gian di chuyển đến ngân hàng, không cần phải chờ đợi

+Có thể gửi tiết kiệm hoặc tất toán tiền ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, chỉ cần có thiết bị thông minh kết nối internet

+Thao tác thực hiện đơn giản, nhanh chóng

+Kiểm tra thông tin tài khoản tiết kiệm, số dư, lãi suất,… mọi lúc mọi nơi

+An toàn và bảo mật thông tin, khách hàng tự đăng kí mở sổ tiết kiệm mà không cần giao dịch viên tại ngân hàng can thiệp vào

Gửi tiết kiệm online có bị hack không?

Gửi tiết kiệm online có bị hack không đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Mặc dù hình thức gửi tiết kiệm này được đánh giá cao về độ an toàn, thậm chí còn an toàn hơn gửi trực tiếp tại quầy nhưng mọi người vẫn có thể bị hack tài khoản.

Nếu bạn truy cập vào các đường link lạ khiến thiết bị bị nhiễm virus, để lộ thông tin tài khoản thì rất có thể sẽ bị kẻ xấu xâm nhập và xảy ra các thất thoát tài sản. Tuy nhiên đó chỉ là khả năng có thể xảy ra và các ngân hàng cũng cố gắng hết sức để xây dựng các lớp bảo mật, hạn chế tối đa việc hacker xâm nhập tài khoản của bạn.

gui-tiet-kiem-online-co-bi-hack-khong-1
Gửi tiết kiệm online có bị hack không?

Gửi tiết kiệm online có an toàn không?

Đừng quá hoang mang và lo lắng về việc gửi tiết kiệm online có thể bị hack. Nếu bạn không truy cập vào các đường link lạ, không cung cấp thông tin tài khoản cho ai thì việc gửi tiết kiệm online khá an toàn và ổn định nhờ các lý do sau đây:

Không ai có thể giả mạo sổ tiết kiệm của bạn

Việc gửi tiết kiệm online, kiểm tra tài khoản, giao dịch chỉ có thể thực hiện trên ứng dụng internet banking và trên máy tính hoặc điện thoại di động cá nhân của người gửi tiết kiệm, không có sự can thiệp của các giao dịch viên nên sẽ không ai có cơ hội để giả mạo sổ tiết kiệm hay giao dịch trên tài khoản của bạn.

Đồng thời, khi muốn đăng nhập vào tài khoản, cần trải qua nhiều lớp bảo mật như: đăng nhập tài khoản, nhập mật khẩu, nhập mã xác thực OTP,… nên rất khó để xâm nhập vào tà khoản của bạn. Các thao tác mở tài khoản tiết kiệm, gửi tiền, rút tiết kiệm, theo dõi các biến động,.. đều được thực hiện bởi hệ thống mà không cần thông qua nhân viên ngân hàng, hạn chế tối đa tình trạng làm giả thông tin.

Nguy cơ tiền tiết kiệm bị đánh cắp là rất thấp

Chỉ có chính chủ tài khoản tiết kiệm mới có thể thực hiện được việc rút tiền, tất toán tài khoản,… chứ không được uỷ quyền cho bất kì ai khác. Các giao dịch sẽ được thực hiện thông qua nhiều lớp bảo mật như: nhập mật khẩu đăng nhập, nhập mã xác thực OTP, xác thực vân tay, xác thực khuôn mặt,…để đảm bảo rằng người đang giao dịch chính là chủ tài khoản tiết kiệm.

Hệ thống ngân hàng đảm bảo về an toàn bảo mật thông tin

Các ngân hàng hiện nay luôn chú trọng vào vấn đề bảo mật thông tin nên thường xuyên nâng cấp hệ thống, kiểm tra để phát hiện các lỗ hổng bảo mật, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Sau khi tìm hiểu, Ngân Hàng AZ sẽ giới thiệu một số giải pháp bảo mật thông tin đang được đội ngũ chuyên gia tại các ngân hàng áp dụng.

Mã hóa dữ liệu

Việc mã hoá dữ liệu sẽ giúp khách hàng có được môi trường an toàn khi đăng nhập tài khoản trên internet banking hoặc mobile banking. Để ý thấy rằng các website của ngân hàng đều bắt đầu bằng “https://” ở đầu địa chỉ web. Nếu mọi người truy cập vào các trang web khác và cũng có “https” thì hãy yên tâm vì đây đều là các web uy tín.

Sử dụng xác thực đa yếu tố

Thông thường, các website khác chỉ sử dụng xác thực môtj yếu tố, nghĩa là bạn chỉ cần nhập tên người dùng và mật khẩu là hoàn tất việc đăng nhập. Còn đối với xác thực đa yếu tố, sau khi cung cấp thông tin đăng nhập xong, người dùng cần phải cung cấp các thông tin xác thực bổ sung (thường là mã OTP) để truy cập vào tài khoản của mình.

Mã xác thực sẽ được gửi về số điện thoại hoặc email đã đăng kí với ngân hàng và chỉ dùng được một lần trong khoảng thời gian nhất định, chính vì vậy mà có thể ngăn chặn sự xâm nhập của kẻ xấu.

Sử dụng tường lửa

Để tăng mức độ bảo mật, các ngân hàng còn sử dụng thêm tường lửa. Tường lửa có chức năng giám sát dữ liệu được gửi đến và gửi đi từ thiết bị của bạn, đồng thời chặn các truy cập trái phép từ các trang web lạ, địa chỉ IP không đáng tin cậy. Chính vì vậy mà gửi tiết kiệm online có thể bị hack nhưng rất khó để thực hiện.

Đưa ra các thông báo khi có giao dịch lạ

Nếu phát hiện các giao dịch bất thường như: rút tiền quá nhiều lần, số dư giảm đột ngột xuống một số tiền nhất định,… hệ thống ngân hàng sẽ gửi các cảnh báo cho bạn thông qua email hoặc tin nhắn, từ đó giúp chủ tài khoản dễ dàng quản lý và kiểm soát dòng tiền.

Tự động đăng xuất tài khoản

Đây là một trong những tính năng nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia và người dùng trong việc nâng cao tính an toàn của gửi tiết kiệm online. Sau khi khách hàng giao dịch thành công, tài khoản ngân hàng sẽ tự động đăng xuất để tránh việc bị khẻ gian xâm nhập vào tài khoản khi quên đăng xuất sau khi sử dụng, quên điện thoại/ máy tính ở nơi công cộng…

Giới hạn số lần đăng nhập không thành công

Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều giới hạn số lần đăng nhập tài khoản không thành công. Nếu mọi người nhập sai mật khẩu, ngân hàng sẽ đưa ra các cảnh báo về số lần đăng nhập còn lại.

Nếu vượt quá con số này, tài khoản ngân hàng sẽ bị khoá và mọi người phải liên hệ với nhân viên để được hỗ trợ. Tính năng này được ra đời để chống lại việc kẻ gian cố tình thử mật khẩu nhiều lần. Chính nhờ các yếu tố bảo mật này và việc gửi tiết kiệm online trở nên an toàn và đảm bảo hơn.

Dễ dàng tra cứu lịch sử giao dịch

Toàn bộ các hoạt động gửi tiền, rút tiền, tất toán,… đều được ghi lại trên hệ thống ngân hàng. Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu các thông tin như: số tiền gửi, số tiền lãi tại mỗi thời điểm, thời gian gửi, tổng gốc và lãi, số tiền rút, thời gian rút,… để quản lý và kiểm soát tiền gửi online, đồng thời có bằng chứng để truy vết các giao dịch lạ.

Người gửi tiết kiệm online được pháp luật và ngân hàng bảo đảm về quyền lợi

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì việc gửi tiết kiệm online khá an toàn, khách hàn được đảm bảo về mặt quyền lợi giống hệt như khi gửi tiết kiệm tại quầy. Theo điều 10 bộ luật các tổ chức tín dụng được ban hành năm 2010, thì các ngân hàng phải đảm bảo quyền lợi cho khách hàng như: bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi, thanh toán đầy đủ các khoản gốc, lãi cho người gửi, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng rút tiền, gửi tiền…

Chính vì vậy mà khi gửi tiết kiệm online, khách hàng đã được pháp luật và ngân hàng đảm bảo quyền lợi, đồng thời có các giải pháp phù hợp nếu không may xảy ra các rủi ro.

gui-tiet-kiem-online-co-bi-hack-khong-2
Gửi tiết kiệm online có an toàn không?

Các rủi ro cần tránh khi gửi tiết kiệm online

Một số rủi ro mà người dùng có thể gặp phải khi gửi tiết kiệm online chính là:

+Lộ thông tin đăng nhập: Thông thường việc bị lộ thông tin đăng nhập là do bạn để quên điện thoại/ mất điện thoại/ đặt mật khẩu quá đơn giản khiến kẻ gian có được các thông tin đăng nhập. Khi đó, những người này sẽ dễ dàng xâm nhập tài khoản của bạn và lấy hết sạch tiền

+Bị mất tiền không rõ lý do: Nguyên nhân của việc này thường là do người dùng bấm vào các đường link lạ chứa virus, mã độc và sau đó tiền trong tài khoản “không cánh mà bay”. Quá trình này diễn ra cực kì nhanh chóng và có thể khiến người dùng hoang mang.

Để tránh các rủi ro này, người dùng cần lưu ý các vấn đề sau:

+Không tiết lộ thông tin tài khoản cho bất kì ai, kể cả người thân, nhân viên ngân hàng và không nên lưu trữ các thông tin này tại nơi dễ tìm thấy như sổ sách, giấy tờ, mạng xã hội,…

+Không bấm vào các link lạ không có nguồn gốc

+Chú ý khi nhận tin nhắn từ ngân hàng, cẩn thận các thuê bao giả danh, lừa đảo

+Cài đặt các phần mềm quét virus uy tín và thực hiện quét theo định kì

+Kiểm tra tài khoản thường xuyên để kiểm soát số dư và giao dịch phát sinh

+Thông báo với ngân hàng ngay lập tức nếu phát hiện các bất thường để tiến hành khoá tài khoản

Đây là các rủi ro dễ gặp nhất khi gửi tiết kiệm online nhưng người dùng hoàn toàn có thể tránh được nếu làm theo các hướng dẫn trên.

Nên gửi tiết kiệm online ở ngân hàng nào để an toàn?

Việc lựa chọn ngân hàng lớn và uy tín sẽ giúp việc gửi tiết kiệm online an toàn và ổn định hơn. Các ngân hàng lớn sẽ giúp bạn yên tâm vì được tư vấn tận tình, có nhiều chính sách ưu đãi và việc đảm bảo an toàn cho tài khoản khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Một số ngân hàng lớn để mọi người có thể tham khảo đó là:

+BIDV: Đây là một trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Sử dụng cơ sở dữ liệu hiện đại, hệ thống của ngân hàng này có tính bảo mật cao. BIDV cũng có nhiều gói bảo hiểm tiền gửi và đảm bảo hoàn trả tiền 100% nếu có sự cố. Ngoài ra, gửi tiết liệm online tại ngân hàng này cũng không cần đóng bất kì khoản phí nào mà còn được hưởng nhiều ưu đãi.

+VPBank: Ngân hàng tư nhân thuộc top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất. Ngoài ra, VPBank cũng đã nhận được chứng chỉ An toàn thông tin ISO/IEC 27001:2013 do AWS cấp.

+SeABank: Đây cũng là ngân hàng có dịch vụ gửi tiết kiệm online được nhiều người lựa chọn. SeABank thiết kế hệ thống với nhiều lớp bảo mật, có nhiều tính năng để khách hàng kiểm soát tiền nhanh chóng và lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm tại quầy.

+TechcomBank: Dịch vụ gửi tiết kiệm online của Techcombank cũng được đánh giá là có tính an toàn và bảo mật cao. Tất cả các giao dịch, phương thức xác thực đều được gửi qua email, điện thoại di động để dễ dàng kiểm soát.

+Vietcombank: Hiện tại, Vietcombank sử dụng mật khẩu dùng 01 lần cho mỗi giao dịch nên bảo mật tuyệt đối cho việc gửi tiết kiệm online.

gui-tiet-kiem-online-co-bi-hack-khong-3
Nên gửi tiết kiệm online tại ngân hàng nào?

Giải đáp các thắc mắc về gửi tiết kiệm online

Mất điện thoại thì có bị mất tiền khi gửi tiết kiệm online không?

HIện nay, các ngân hàng đều sử dụng rất nhiều phương thức bảo mật tài khoản nên khi mất điện thoại thì khách hàng sẽ không bị mất tiền. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mọi người nên liên hệ với ngân hàng và báo mất điện thoại để được hỗ trợ khoá tài khoản. Sau khi tìm lại được điện thoại hoặc mua điện thoại mới, cần đổi mật khẩu trước khi đăng nhập.

Tại sao có thông tin gửi tiết kiệm online bị mất tiền?

Thông thường, việc mất tiền oan trong tài khoản thường do các nguyên nhân như để lộ thông tin đăng nhập, bấm vào các đường link lại chứa virus và kẻ gian dễ dàng tấn công tài khoản của bạn. Một số link lừa đảo thường gặp là weebly.com của Weston Union với kịch bản quen thuộc là đặt hàng số lượng lớn nhưng đang ở nước ngoài.

Lúc này, mọi người cần cảnh giác để không rơi vào bẫy của kẻ xấu. Nếu tránh được các hình thức lừa đảo trên, việc gửi tiết kiệm online đảm bảo sẽ không xảy ra vấn đề bị thất thoát tài sản.

Trên đây là câu trả lời của Ngân Hàng AZ về việc gửi tiết kiệm online có bị hack không? Các ngân hàng luôn chú trọng vào yếu tố bảo mật để đảm bảo các giao dịch của khách hàng luôn được an toàn, trong đó có việc gửi tiết kiệm online. Đây là một hình thức gửi tiết kiệm khá mới nhưng chắc chắn sẽ trở nên phổ biến trong tương lai vì khá ổn định, tiện lợi và có lãi suất cao.