Wednesday, 24 Apr 2024
Tài chính Tin Tức

LDR trong ngân hàng là gì? Công thức và cách tính LDR ngân hàng?

LDR ngân hàng là chỉ số mức độ tín nhiệm của ngân hàng được tính dựa trên số vốn huy động và khoản giải ngân của ngân hàng, cho khách hàng biết mức độ uy tín của ngân hàng đó cao hay thấp. Để tìm hiểu thêm LDR ngân hàng là gì và cách xác định LDR như thế nào, đánh giá ngân hàng dựa trên LDR thì bạn đừng bỏ qua chia sẻ của nganhangaz dưới đây.

LDR của các ngân hàng

LDR ngân hàng là gì

LDR ngân hàng hiện nay là một loại chỉ số được hiểu là tỷ lệ dư nợ tín dụng hoặc dư nợ vốn huy động động của ngân hàng, đây là chỉ số dùng trong việc đánh giá các chỉ tiêu an toàn của ngân hàng nên khá quan trọng dành cho khách hàng.

Với chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời hoặc lỗ của ngân hàng trong kinh doanh tài chính mà nhờ đó bạn sẽ có được lựa chọn chính xác cho mình khi tham gia sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.

LDR là viết tắt của từ gì

LRD là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ an toàn của ngân hàng, LDR là viết tắt của từ tiếng anh Loan to Deposit – là tỷ lệ dư nợ tín dụng trên số vốn huy động của ngân hàng, khi nhìn vào chỉ số này bạn hoàn toàn có thể đoán được mức độ tín nhiệm của ngân hàng này tốt hay xấu.

Với một số khách hàng chưa biết về chỉ số LDR  của ngân hàng thì có thể tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây của chúng tôi và đánh giá mức độ tín nhiệm của ngân hàng.

LDR ngân hàng để làm gì

LDR ngân hàng là chỉ số tỉ lệ dư tín dụng trên vốn huy động của ngân hàng phản ánh khả năng sinh lời của các ngân hàng hiện này, khi ngân hàng huy động vốn nhanh thì khả năng chi trả cho khách hàng trong giao dịch rút tiền cũng nhanh, hoặc giải ngân cho doanh nghiệp cũng sẽ diễn ra nhanh chóng.

Khi chỉ số LDR ngân hàng tăng cao phản ánh rắng ngân hàng này có độ tin cậy cao, đáp ứng khả năng rút tiền đột xuất của khách hàng, như thế chỉ số LDR càng cao sẽ càng an toàn khi khách hàng hay doanh nghiệp có nhu cầu giải ngân hay rút tiền.

Bên cạnh đó LDR là chỉ số cơ bản để  chứng minh cả năng thanh toán của ngân hàng là tốt, có mức thanh khoản cao trong mỗi kỳ hạn.

DR là chỉ số phản ánh tỷ lệ dư nợ tín dụng của ngân hàng và mỗi ngân hàng sẽ có mức độ LDR khác nhau mà dựa vào đó khách hàng sẽ đánh giá được khả năng thanh khoản và tín nhiệm của ngân hàng.

LDR ngân hàng bao nhiêu là chuẩn

Vậy ở mức độ nào thì LDR của ngân hàng được xem là hợp lý và đủ tiêu chuẩn, dưới đây là một số tiêu chuẩn về chỉ số LDR ngân hàng mọi người có thể tham khảo.

+ Trong tiêu chuẩn lý thuyết thì LDR đạt mức hợp lý sẽ trong khoảng từ 0 -100%, đồng thời chỉ  số này có thể tăng lên tối đa 100% nếu như vốn giải ngân trong một thời điểm nào đó vượt mức huy động vốn của ngân hàng.

+ Đối với các ngân hàng thương mại thì chỉ số LDR chỉ nên nằm ở mức trung bình, nếu LDR càng cang thì số tiền ngân hàng phải giải ngân vượt số tiền huy động vốn, như vậy là dấu hiệu rủi ro của ngân hàng.

+ Nếu LDR ở mức phần trăm thấp thì phản ánh mức độ huy động vốn nhiều nhưng khả năng cho vay lại thấp, không có khách hàng, đây là biểu hiện của thanh khoản thấp, chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp.

LDR ngân hàng là gì? Cách tính LDR

+ Vì vậy chỉ số LDR hợp lý ở trong mức 80 – 90% là ổn, còn tùy vào con số mà mỗi ngân hàng đưa ra, tuy nhiên thì cũng chỉ là chỉ số xem xét đánh giá mọi người có thể tham khảo.

Cách tính LDR ngân hàng

Để tính LDR ngân hàng thì mọi người có thể áp dụng công thức tính dựa trên huy động vốn của ngân hàng và những khoảng giải ngân theo quý tại ngân hàng. Bạn có thể xem chi tiết công thức tính LDR của Nganhangaz ngay sau đây

Công thức tính LDR ngân hàng

LDR = Vốn cho vay khách hàng/ vốn huy động x 100%

Trong đó:

+ Vốn cho vay khách hàng: là khoản tiền giải ngân cho khách hàng bào gồm tiền cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh hoặc thanh toán, chiết khấu các loại giấy tờ có giá trị.

+ Vốn huy động còn được hiểu là tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng  là  khoản tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm khách hàng, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi ký quỹ hoặc các loại giấy tờ có giá

  • Công thức tính vốn Huy động = tiền gửi khách hàng – Tiền gửi vốn chuyên dụng – tiền gửi ký quỹ + giấy tờ có giá

Sau khi áp dụng công thức mọi người sẽ có được kết quả mưc LDR ngân hàng và dựa vào đó có thể đánh giá được tiềm năng của ngân hàng đó, mức tín nhiệm của ngân hàng củng cố cho quyết định của bạn.

Các chỉ số vốn cho vay khách hàng và vốn huy động của ngân hàng có thể tham khảo trên sàn niêm yết chứng khoán, có báo cáo tài chính của ngân hàng theo quý/năm cho phép mọi người tự tính và đánh giá khách quan độ uy tín của ngân hàng.

Nên chọn ngân hàng nào có LDR tốt

Hiện nay muốn biết được chỉ số LDR của ngân hàng thì phải dựa vào báo cáo tài chính của ngân hàng đó, thông tin này có thể xem được trên các trang liên quan đến tài chính chứng khoán, và đa phần các ngân hàng lớn hiện nay tại Việt Nam đều có chỉ số LDR ở mức tương đối tốt.

Các ngân hàng hiện nay đều có LDR tiếp cận gần 100% hoặc cao hơn, với mực độ này thì mọi người có thể đánh giá các ngân hàng này ở mức độ khá tốt và thanh khoản cao.

+ Hiện nay ngân hàng Agribank có chỉ số LDR ở mức 85% do quá trình tái cơ cấu từ năm 2013

+ Các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán nổi bật là MSB tăng lến đến 97.475% LDR, VPBank tăng lên 129% thuộc ngân hàng có tỷ lệ LDR cao nhất hiện nay

+ Một số ngân hàng nhỏ  như VietAbank hoặc PVCombank, SCB thì đa số chưa niêm yết, chỉ số LDR khó tìm và không rõ ràng nên mức độ tin cậy của các ngân hàng này cũng chưa được đánh giá

Do đó hiện nay để tìm hiểu chỉ số LDR ngân hàng Việt Nam thì mọi người có thể tìm kiếm trên báo cái tài chính các ngân hàng có niêm yết, thực hiện công thức sẽ ra được chỉ số tương đối của các ngân hàng. Từ đó bạn sẽ có lựa chọn tối ưu cho mình trong việc gửi tiết kiệm và đăng ký vay ngân hàng.

Trên đây là thông tin LDR ngân hàng là gì, cách tính LDR của ngân hàng và xác định mức độ  tín nhiệm của ngân hàng đó. Hy vọng các thông tin trên của Nganhangaz hữu ích với mọi người và có được lựa chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng cho mình.

Xem thêm