Saturday, 20 Apr 2024
Quy đổi tiền

Nên đổi tiền Đô ở ngân hàng hay tiệm vàng? Có tốn phí không?

Nên đổi tiền Đô ở ngân hàng hay tiệm vàng là câu hỏi của nhiều người đi nước ngoài về có nhu cầu muốn đổi ngoại tệ. Hầu hết các ngân hàng và tiệm vàng bạc tại Việt Nam hiện nay đều có dịch vụ đổi tiền Đô. Thế nhưng đổi ở đâu có lợi hơn? Đổi có tốn phí không? Mọi người cùng Ngân hàng AZ tìm lời giải đáp ở bài viết nào.

Các mệnh giá tiền Đô hiện nay

Trước khi tìm hiểu nên đổi tiền Đô ở ngân hàng hay tiệm vàng thì mọi người nên tìm hiểu trước những mệnh giá tiền Đô (USD) phổ biến hiện nay. Biết được mệnh giá tiền Đô thì mọi người sẽ biết giá trị của đồng tiền đó, tránh xảy ra trường hợp nhầm lẫn khi quy đổi tiền Đô ở nhiều nơi.

Hiện nay việc đổi tiền Đô tại Việt Nam chủ yếu là đổi sang tiền giấy. Sau đây là các mệnh giá tiền Đô đang được lưu hành và quy đổi ở nước ta:

Tờ 1 Đô

nen-doi-tien-do-o-ngan-hang-hay-tiem-vang-6
Mệnh giá 1 Đô

Tờ 10 Đô

nen-doi-tien-do-o-ngan-hang-hay-tiem-vang-3
Mệnh giá 10 Đô

Tờ 50 đô

nen-doi-tien-do-o-ngan-hang-hay-tiem-vang-1
Mệnh giá 50 Đô

Tờ 100 đô

nen-doi-tien-do-o-ngan-hang-hay-tiem-vang-5
Mệnh giá 100 Đô

Tờ 500 đô

nen-doi-tien-do-o-ngan-hang-hay-tiem-vang-2
Mệnh giá 500 Đô

Có thể đổi tiền Đô ra tiền Việt ở đâu?

Theo quy định của Điều 3 thuộc Thông tư số 20/2022/TT-NHNN, các địa điểm được phép giao dịch đổi tiền Đô sang tiền Việt gồm:

+ Hoạt động mua ngoại tệ cá nhân và giao dịch tại những điểm mà Nhà nước cấp phép được bán ngoại tệ tiền mặt thuộc tổ chức tín dụng hoặc các đại lý đổi ngoại tệ.

+ Hoạt động bán ngoại tệ được giao dịch ở những điểm mà Nhà nước đã cấp phép mua ngoại tệ tiền mặt trong mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, những đại lý mua – bán, trao đổi ngoại tệ cá nhân và tổ chức ngân hàng phải có nhiệm vụ:

+ Thông báo tổ chức hoạt động trao đổi điền Đô sang tiền Việt với văn bản hành chính gửi đến Ngân hàng Nhà nước.

+ Thông báo về danh sách các địa điểm giao dịch trao đổi ngoại tệ cho Ngân Hàng Nhà Nước đặt trụ sở ở các tỉnh/thành trực thuộc trung ương.

+ Thông báo về danh sách địa chỉ có giao dịch ngoại tệ trong toàn hệ thống trên trang điện tử.

Nên đổi tiền Đô ở ngân hàng hay tiệm vàng?

Để trả lời câu hỏi trên, mọi người cần tìm hiểu về hai hình thức đổi tiền Đô ở ngân hàng và tiệm vàng có gì khác nhau:

Đổi tiền Đô ở ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng mở tại Việt Nam hiện nay đều đã có giấy cấp phép được giao dịch trao đổi các loại ngoại tệ, trong đó có tiền Đô (USD). Tùy theo từng ngân hàng mà họ sẽ áp dụng một tỷ giá mua bán tiền Đô khác nhau. Do đó người đi đổi tiền Đô cần tìm hiểu kỹ tỷ giá đổi tiền Đô của nhiều ngân hàng để cân nhắc kỹ nên đổi tiền Đô tại ngân hàng nào có lợi cho mình nhất.

nen-doi-tien-do-o-ngan-hang-hay-tiem-vang-4
Khách hàng có thể đổi tiền Đô ở ngân hàng

Mọi người có thể tìm hiểu tỷ giá giao dịch trao đổi ngoại tệ của ngân hàng bằng cách cập nhật thông tin liên tục trên trang điện tử của ngân hàng hoặc liên hệ tổng đài CSKH, quầy giao dịch ngân hàng,…

Việc đổi tiền Đô ở ngân hàng đã được hợp pháp hóa và rất an toàn nên mọi người có thể đổi tiền ở bất cứ chi nhánh ngân hàng nào và đổi bao nhiêu cũng được. Vì ngân hàng luôn có lượng vốn lưu động lớn nên việc đổi tiền Đô cũng không bị giới hạn hạn mức.

Nhưng mọi người cũng cần chú ý rằng thủ tục đổi tiền Đô ở ngân hàng khá phức tạp, mức giá USD cũng thấp hơn so với những địa điểm quy đổi khác.

Thủ tục đổi tiền Đô tại ngân hàng hiện nay gồm có:

+ CCCD/CMND/Hộ chiếu gốc còn thời gian hiệu lực.

+ Kê khai số tiền quy đổi và mục đích sử dụng tiền sau khi quy đổi.

Đổi tiền Đô ở tiệm vàng

Nếu những tiệm vàng bạc đá quý nào có giấy cấp phép giao dịch đổi tiền Đô sang tiền Việt thì mọi người có thể đổi USD ở đó. Lợi thế lớn nhất của việc đổi tiền Đô ở tiệm vàng là giao dịch diễn ra nhanh chóng và không cần thủ tục, giấy tờ gì phức tạp cả. Mà tỷ giá đổi tiền Đô ở tiệm vàng còn tốt hơn nhiều lần so với đổi tiền Đô tại ngân hàng.

Mọi người có thể tìm đến các tiệm vàng được cấp phép đổi ngoại tệ uy tín hiện nay như Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu, SJC, Kim Tín,… để thực hiện quy đổi số tiền Đô mà mình sở hữu.

Còn lại những tiệm vàng tư nhân nhỏ lẻ hiện nay đều đang diễn ra các giao dịch quy đổi tiền Đô với hình thức “chui”, không được hợp pháp hóa. Cho nên việc trao đổi ngoại tệ tại đây nếu bị cơ quan chức năng phát hiện thì sẽ bị phạt theo quy định của Nghị định 88/2019.

–> Vậy nên đổi tiền Đô ở ngân hàng hay tiệm vàng? Câu trả lời là mọi người nên đổi tiền Đô ở những tiệm vàng nào có đủ độ uy tín và đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép đổi tiền Đô sang tiền Việt. Đổi tiền Đô ở tiệm vàng sẽ giúp mọi người hưởng mức tỷ giá cao hơn và việc quy đổi nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Ngoài hình thức đổi tiền Đô ở ngân hàng và tiệm vàng thì mọi người có thể đổi tiền Đô của mình ở cây ATM, các khách sạn, resort lớn, sân bay,… Tuy nhiên mọi người cũng nên tìm hiểu kỹ những nơi này có được Nhà Nước cấp phép chuyển đổi ngoại tệ hay không rồi mới thực hiện giao dịch.

Đổi tiền Đô ở ngân hàng và tiệm vàng có tốn phí không?

Đổi tiền đô ở ngân hàng có mất phí không? Đổi tiền Đô ở tiệm vàng mất phí bao nhiêu… Đây đều là những câu hỏi được quan tâm đầu tiên khi những người học tập và làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam và họ muốn đổi tiền Đô sang tiền Việt.

Với xu thế hội nhập như hiện nay, nhu cầu quy đổi tiền Đô, ngoại tệ ở các địa điểm như ngân hàng, tiệm vàng,… ngày càng gia tăng nên khi thực hiện giao dịch này, khách hàng phải chi trả thêm một khoản phí chuyển đổi ngoại tệ. Theo nganhangaz.com tìm hiểu thì mức phí này sẽ quy định theo từng địa điểm như sau:

Phí quy đổi tiền Đô ở ngân hàng

Hiện nay mức phí quy đổi tiền Đô ở các ngân hàng tại Việt Nam không quá cao, nó chỉ dao động ở mức từ 1% đến 4% trên tổng số tiền quy đổi. Tùy mỗi ngân hàng mà họ sẽ có cách tính phí chuyển đổi ngoại tệ khác nhau.

Sau đây là mức phí chuyển đổi tiền Đô ở một số ngân hàng lớn tại Việt Nam. Mọi người có thể tham khảo khi có nhu cầu đổi tiền Đô:

+ Ngân hàng Vietcombank có mức phí là 2.5% trên tổng giá trị giao dịch. Áp dụng cho các loại thẻ Visa, MasterCard, UnionPay, Vietcombank Cashback Plus American Express, Visa Platinum.

+ Ngân hàng BIDV đang quy định mức phí chuyển đổi tiền Đô là 2.1% trên tổng số tiền giao dịch đối với thẻ tín dụng quốc tế và 1% trên tổng giá trị quy đổi với loại thẻ ghi nợ quốc tế.

+ Ngân hàng Agribank, Vietinbank, HDBank đều tính phí chuyển đổi tiền Đô là 2% trên tổng số tiền giao dịch.

+ Ngân hàng VPBank tính phí quy đổi ngoại tệ là 2% trên tổng số tiền quy đổi và quy định giá trị quy đổi tối thiểu là 2 USD trên mỗi lần đổi.

+ Ngân hàng MB Bank và Techcombank đều tính phí đổi tiền Đô là 4% trên tổng số tiền quy đổi. Mức phí này cao hơn nhiều so với những ngân hàng trên….

Phí quy đổi tiền Đô ở tiệm vàng

Mỗi tiệm vàng được cấp phép đổi tiền Đô hiện nay đều có quy định một mức phí quy đổi ngoại tệ riêng. Nhưng mức phí này thường thấp hơn ngân hàng và tỷ giá quy đổi cũng cao hơn, tạo điều kiện cho mọi khách hàng có thể quy đổi tiền Đô mà không tốn quá nhiều chi phí.

nen-doi-tien-do-o-ngan-hang-hay-tiem-vang
Phí chuyển đổi tiền Đô ở tiệm Vàng bao nhiêu?

Đổi tiền Đô có bị phạt không?

Hành vi đổi tiền Đô sẽ bị phạt nếu mọi người đi đổi tiền Đô ở những địa điểm mua bán ngoại tệ “chui”, trái phép. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của giao dịch mà mức xử phạt cũng được quy định khác nhau. Nghị Định 88/2019 đã ban hành những quy định về mức phạt đối với những hành vi đổi tiền Đô trái phép như sau:

+ Hành vi đổi tiền Đô sang tiền Việt < 1.000 USD sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động, đồng thời bị phạt cảnh cáo.

+ Hành vi đổi tiền Đô sang tiền Việt trái phép từ 1.000 USD đến 10.000 USD sẽ chịu mức phạt hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

+ Hành vi đổi tiền Đô trái phép từ 10.000 USD đến dưới 100.000 USD sẽ chịu mức phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.

+ Hành vi đổi tiền Đô “chui”, trái phép từ 100.000 USD trở lên sẽ chịu mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Như vậy bài viết trên đã trả lời đầy đủ cho câu hỏi nên đổi tiền đô ở ngân hàng hay tiệm vàng? Dù mọi người tiến hành quy đổi tiền Đô với hình thức nào thì cũng nên tìm hiểu kỹ nơi đó có được Nhà nước cấp phép hay không để tránh vướng vào hành vi phạm pháp và bị xử phạt.