Saturday, 20 Apr 2024
Ngân hàng điện tử Ngân hàng số

Ngân hàng 0 đồng là gì? Gửi tiền vào ngân hàng 0 đồng có sao không

3 ngân hàng gồm: Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank)  và Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CBBank) được cho là ngân hàng 0 đồng. Theo như thông tin mà Ngân Hàng Az tìm hiểu được thì Ngân hàng 0 đồng là các đối tượng bị ngân hàng nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng/ 1 cổ phần do nợ xấu, thua lỗ, …vv Tìm hiểu rõ hơn ngay bên dưới!

Ngân hàng 0 đồng là gì

3 Ngân hàng 0 đồng?

Ngân hàng 0 đồng là một cụm từ dành cho 3 ngân hàng bị nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng/ 1 cổ phần. 3 Ngân hàng bị nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng/ 1 cổ phẩn bao gồm:

  • Ngân hàng Đại Dương (OceanBank)
  • Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank)
  • Ngân hàng Xây dựng (VNCB, nay là CBBank)

Tại sao ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng?

Sở dĩ việc ngân hàng nhà nước mua lại 0 đồng/ 1 cổ phần từ 3 ngân hàng trên là bởi vì các ngân hàng trên lúc ấy đang bị gánh nặng nợ xấu đến hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra vốn chủ sở hữu thì lại âm hàng nhìn tỷ và còn trên nguy cơ thua lỗ tiếp cả nghìn tỷ qua từng năm.

Ngân hàng 0 đồng là gì
Ngân hàng 0 đồng là gì

Việc ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng cũng là một kịch bản xấu nhất đã được lường trước. Khi các ngân hàng này tụt dốc đến nỗi không tự tái cơ cấu và không sáp nhập vào các ngân hàng mạnh hay ngân hàng yếu kém và phương án “Phá sản” sẽ gây nên hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế cho hệ thống ngân hàng mới ngóc đầu ở lúc đấy, vì thế ngân hàng Nhà nước mới mua lại 0 đồng.

  • Việc mua lại 0 đồng của ngân hàng nhà nước từ các ngân hàng riêng thường xuất phát từ nhu cầu để hỗ trợ hoặc cứu chữa các ngân hàng gặp vấn đề tài chính hoặc tối ưu hóa cấu trúc tài chính của hệ thống tài chính. Việc mua lại có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc mua lại toàn bộ cổ phần hoặc một phần cổ phần của ngân hàng.

Gửi tiền vào ngân hàng 0 đồng có sao không

3 Ngân hàng nhà nước mua lại 0 đồng/ 1 cổ phần, hay còn gọi tắt là “ngân hàng 0 đồng” bao gồm: Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu Khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng. Hiện nay các ngân hàng 0 đồng này đã có hơn hàng chục nghìn tỷ đồng được người dân gửi vào theo thông tin mới nhất mà Ngân Hàng Az cập nhật được.

Tại ngân hàng Xây Dựng (VNCB, nay là CBBank) thì người có mức tiền gửi vào ngân hàng 0 đồng lớn nhất là bà Trần Ngọc Bích với số tiền là 5.190 tỷ. Số tiền gửi này cũng đã mang lại cho bà mức lãi lên đến 2.500 tỷ đồng trong thời điểm mà ngân hàng Xây Dựng (VNCB, nay là CBBank) đang gặp vấn đề áp lực mất thanh khoản.

Về ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) vào cuối năm 2015 cũng đã huy động được trên thị trường của GP Bank một mức vốn trên 20.300 tỷ đồng. Còn ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) hiện đang được VietinBank vận hành và quản trị thì cũng đã nhận được tiền gửi tăng lũy kế khoản 2% so với 2013 trong năm 2014 ở mức gần 53.000 tỷ

  • Trong tương lai, các chủ tịch của các ngân hàng còn dự đoán con số gửi tiền của người dân vào các ngân hàng 0 đồng còn tăng hơn nữa. Vì thế mọi người sẽ phần nào yên tâm hơn về số tiền gửi tại đây sau khi hệ thống được đổi mới.

Ngân hàng nhà nước mua 3 ngân hàng 0 đồng có hợp pháp?

Sự việc ngân hàng tại Việt Nam phá sản không phải là chưa xảy ra, trước đây cũng đã có lần ngân hàng nhà nước phải dùng đến việc rút giấy phép với các ngân hàng cổ phẩm như: Việt Hoa, Nam Đô, Châu Á Thái Bình Dương nhưng cũng đã có được một kinh nghiệp đó là “phá sản không phải là xong” mà còn rất dai dẳng khó giải thoát với nhiều hệ lụy như:

  • Tiền gửi doanh nghiệp không thu hồi được
  • Người dân cũng không thể thu hồi tiền gửi
  • Tài sản riêng của nhiều công ty vẫn chưa thể thu hồi
  • Niềm tin của họ với hệ thống sẽ không còn

Cũng vì thế nên các chuyên gia kinh tế cũng đã bàn bạc về vấn đề hệ thống ngân hàng phá sản nên chiều hướng phục hồi qua việc nhà nước mua lại bắt buộc với giá 0 đồng/ 1 cổ phần của 3 Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu Khí Toàn cầu, Ngân hàng Xây dựng được nhiều chuyên gia xét duyệt để bớt ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Cơ quan giám sát NH nhà nước cũng đã từng đưa ra dự tính trên nếu mức độ lỗ quá cao thì có thể sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng nhận mua lại. Tuy nhiên ngân hàng nhà nước có quyền quyết định trực tiếp đến việc tham gia góp vốn hay mua cổ phần từ những tổ chức tín dụng nên tổ chức luôn cố gắng cũng cổ – điều chỉnh theo hướng tốt nhất.

Sự thật về mua 3 Ngân hàng 0 đồng đã là mức giá hời

Tại thông tin được ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình trao đổi như sau: Cổ phần của 3 ngân hàng đó đã mất hết giá trị, vốn chủ sở hữu âm quá lớn nên Ngân hàng Nhà nước chỉ mua lại 0 đồng mà thôi.

Tuy nhiên cũng có những suy luận riêng khi ngân hàng nhà nước không đưa ra số liệu cụ thể để minh chứng cho người ngoài thấy được. Chỉ những ai trong cuộc họ mới hiểu rõ số liệu cụ thể và trong thời gian qua đã không thể cải thiện được kết quả.

Các suy luận riêng thường theo 2 hướng, 1 là ngân hàng nhà nước đang thực hiện “dành” ngân hàng từ những cổ đông và 2 là suy luận về việc mua 3 ngân hàng đang gánh nợ xấu là một thiệt thòi cho ngân hàng nhà nước – đáng lẽ ra phải tính thêm phí (con số 0 đồng đã là quá hời).

Tuy việc mua 0 đồng là không tốn nhưng ngân hàng nhà nước có thể vay để khôi phục lại 3 ngân hàng 0 đồng sau khi tiếp quản và chuẩn chỉnh. Tuy nhiên khó khăn lớn ở đây là lỗ quá nhiều, con số âm còn vượt cả vốn điều lệ cùng các quỹ nên là cái khó lúc bấy giờ, ngân hàng phải xử lý nợ xấu và khôi phục vốn điều lệ theo từng bước để giải quyết

Hy vọng các thông tin về Ngân hàng 0 đồng là gì? tại bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về cụm từ “Ngân hàng 0 đồng” cùng nhiều thông tin về các ngân hàng này. Ngoài ra thắc mắc về Gửi tiền vào ngân hàng 0 đồng có sao không? cũng đã được giải thích rõ nên mọi người có thể yên tâm về sự đổi mới của các ngân hàng 0 đồng trong thời buổi hiện nay để gửi tiền an tâm hơn.