Thursday, 25 Apr 2024
Kiến thức Vay Vốn

Ngân hàng hết room là gì? Tại sao ngân hàng hết room tín dụng 2024

Ngân hàng hết room là việc một ngân hàng đã đạt đến mức tín dụng tối đa mà ngân hàng Nhà nước quy định. Trong trường hợp này, ngân hàng đó không thể tiếp tục cho vay và giải ngân được nữa. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và cách xử lý khi ngân hàng hết room tín dụng thì mọi người hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây của Ngân Hàng AZ.

Ngân hàng hết room là gì?

Room tín dụng thực chất là hạn mức tín dụng của một ngân hàng. Đây là giới hạn vay của một ngân hàng trong vòng một năm. Đầu mỗi năm, Ngân hàng Nhà Nước sẽ xác định mức tăng trưởng tín dụng tối đa cho toàn bộ ngành ngân hàng.

Ngân hàng hết room hay còn gọi là ngân hàng cạn room, tình trạng này thường xuyên xảy ra ở các ngân hàng có số lượng khách hàng đăng ký vay vốn cao. Ngân hàng hết room là thuật ngữ dùng để chỉ việc ngân hàng đã sử dụng hết hạn mức tín dụng tối đa theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước. Khi hết room tín dụng, các ngân hàng sẽ không còn có khả năng cho khách hàng vay tiền được nữa.

Việc hết room tín dụng sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của các ngân hàng, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay tiền, bởi vì việc này sẽ giới hạn khả năng cho vay của các ngân hàng và các tổ chức liên quan.

Tại sao ngân hàng hết room tín dụng

Dưới đây là các nguyên nhân khiến ngân hàng hết room tín dụng mà mọi người có thể tham khảo:

Nhu cầu vay vốn của khách hàng cao

Nhu cầu tín dụng tăng cao dẫn đến hồ sơ vay vốn tại các ngân hàng ngày càng nhiều và số tiền giải ngân tương đối cao. Trong trường hợp này, nếu hạn mức tín dụng được cấp không tăng thì ngân hàng sẽ hết room tín dụng. Điều đó đồng nghĩa với việc những hồ sơ vay vốn nộp chậm sẽ không được giải ngân theo quy định và ngân hàng cũng sẽ không tiếp nhận hồ sơ vay tiền từ khách hàng nữa.

Room tín dụng được cấp bởi NHNN quá thấp

Thêm một nguyên nhân làm ngân hàng hết room tín dụng đó là do hạn mức tín dụng được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước quá thấp và không đủ để đáp ứng nhu cầu vay tiền của khách hàng. Trong trường hợp này, các ngân hàng có thể chủ động yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng hoặc từ chối hồ sơ vay tiền từ khách hàng.

Danh sách các ngân hàng hết room tín dụng mới nhất

Trong năm vừa qua, vì nhu cầu tín dụng tăng cao đột ngột nên số lượng ngân hàng hết room tín dụng tương đối nhiều. Dưới đây là danh sách các ngân hàng hết room tín dụng trong năm trước mà mọi người có thể tham khảo:

+ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank

+ Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Agribank

+ Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Vietcombank

+ Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB Bank

+ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV

+ Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM – HDBank

+ Ngân hàng TMCP Phương Đông – OCB

+ Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank

+ Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank

+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – SHB

+ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – MSB

Có thể nói vào năm 2022, hầu hết các ngân hàng đều hết room tín dụng trước thời điểm quy định bởi hạn mức giải ngân quá cao. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành nới room tín dụng, tăng thêm hạn mức tín dụng từ 0,7% – 4% cho hơn 18 ngân hàng Việt Nam. Điều này dẫn đến tín dụng toàn hệ thống tăng 14,5% – đây là mức tăng cao nhất 5 năm trở lại đây.

Room tín dụng mới nhất của các ngân hàng

Hiện nay có nhiều thông tin cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành cấp room tín dụng cho các ngân hàng Việt Nam vào tháng 1/2023. Theo đó, tùy vào sức khỏe mà các ngân hàng sẽ được cấp room tín dụng khoảng 10-12% trên tổng số dư tín dụng.

Tuy nhiên trên thực tế, hạn mức tín dụng được cấp cho các ngân hàng hiện nay vẫn chưa được công bố cụ thể. Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, room tín dụng được cấp cho các ngân hàng trong năm 2023 sẽ giảm tốc, trung bình chỉ tăng khoảng 12% – 13% so với room tín dụng được cấp vào năm 2022.

Dưới đây là room tín dụng của các ngân hàng trong năm 2022 sau khi được điều chỉnh mà mọi người có thể tham khảo:

Ngân hàngHạn mức tín dụng nới thêmHạn mức tín dụng ban đầu Tổng hạn mức tín dụngSố dư tín dụng 2021 Số dư tín dụng 2022 cao nhất
STB 4,0%7,0%11,0%411.657,6456.939,9
Agribank3,5%7,0%10,5%1.316.896,61.455.170,7
HD Bank3,4%15%18,4%213.421,1252.964,1
MB Bank3,2%15%18,2%405.923,5479.801,6
SHB 3,2%7%10,2%367.987,1405.521,8
OCB 3,1%10%13,1%103.594117.164,8
ACB3,0%10%13%361.912,5408.961,1
VIB3,0%10%13%204.102,8230.636,2
Vietcombank2,7%15%17,7%973.078,81.145.315,7
Techcombank2,7%9%11,7%410.150458.137,6
ABB2,2%13%15,2%68.98479.469,6
TPBank1,2%11,5%12,7%159.849,3180.150,2
EIB1,2%10%11,2%115.590128.536,1
LPB1%10%11%209.028,9232.022,1
VP Bank0,7%15%15,07%383.063,6443.206,6
BIDV0,7%10%10,7%1.368.8901.519.468,9
CTG0,7%10%10,7%1.141.454,21.267.014,2
MSB0,7%9,5%10,2%104.601,3115.270,6
Tổng cộng13%8.320.189,29.375.477,7

Ngân hàng hết room tín dụng phải làm sao?

Dưới đây là các biện pháp xử lý khi ngân hàng hết room tín dụng mà mọi người có thể tham khảo:

Đối với ngân hàng

Nếu nhu cầu vay tiền ngân hàng tăng cao nhưng tổng vốn vay của ngân hàng quá thấp dẫn đến hết room tín dụng thì các ngân hàng thương mại sẽ không thể tiếp tục cho vay được nữa. Trong trường hợp này, các ngân hàng hết room có thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giải quyết bằng cách nới thêm room tín dụng.

Tuy nhiên, việc đáp ứng yêu cầu này phụ thuộc vào quá trình rà soát và kiểm tra của NHNN. Theo đó có ngân hàng có khả năng quản trị rủi ro tốt và có tổng vốn sở hữu cao thường được nới room tín dụng và ngược lại.

Cho những ai chưa biết, nới room tín dụng được hiểu đơn giản là việc NHNN tăng mức giới hạn cho vay của Ngân hàng Thương mại. Khi room tín dụng hết, NHTM sẽ không thể cho vay nữa. Trong trường hợp này, NHTM có thể yêu cầu NHNN nới room tín dụng. Còn yêu cầu có được duyệt hay không phụ thuộc vào quá trình kiểm tra của NHNN.

Đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn

Nếu có nhu cầu vay vốn nhưng ngân hàng hết room tín dụng và không thể đợi lâu được thì mọi người có thể đăng ký vay vốn qua các tổ chức dưới đây:

+ Đăng ký vay vốn nhà băng; Quy định khắt khe về điều kiện và thủ tục vay. Nếu bị nợ xấu sẽ không được xét duyệt khoản vay.

+ Đăng ký vay vốn công ty tài chính: Thời gian xét duyệt khoản vay nhanh hơn ngân hàng nhưng lãi suất cao hơn. Bên cạnh đó nếu chọn công ty tài chính không uy tín thì có thể chịu mức lãi suất khá lớn và nhiều khoản phí đi kèm

+ Vay vốn qua app vay tiền online: Hỗ trợ cho vay đối với khách hàng bị nợ xấu, duyệt vay cấp tốc. Tuy nhiên hạn mức vay thấp đi kèm lãi suất cao và nhiều khoản phí. Bên cạnh đó nếu thanh toán khoản vay trễ hạn thì mọi người có thể bị làm phiền liên tục.

+ Đợi ngân hàng nới room tín dụng và đăng ký vay tiền

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan trả lời cho câu hỏi ngân hàng hết room là gì? Hi vọng với những thông tin mà Ngân Hàng AZ vừa chia sẻ, mọi người sẽ hiểu được khái niệm hết room tín dụng. Đồng thời nắm rõ nguyên nhân ngân hàng hết room và cách xử lý.