Tuesday, 16 Apr 2024
Vay vốn ngân hàng

Vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là gì, nếu doanh nghiệp vay ngân hàng có phải là giao dịch liên kết không, điều kiện để tính đó là giao dịch liên kết. Những thông tin này sẽ được tổng hợp ngay sau đây của nganhangaz, mọi người hãy theo dõi để biết được điều kiện của các khoản vay có giao dịch liên kết là gì.

Giao dịch liên kết là gì

Giao dịch liên kết là một khái niệm chỉ về các phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, 2 bên có các liên kết với nhau bao gồm

+ Hoạt động mua bán trao đổi

+ Hoạt động thuê, cho thuê, cho vay mượn

+ Các hoạt động chuyển giao, chuyển nhượng máy móc thiết bị

+ Liên quan đến vay tài chính, đảm bảo tài chính, chuyển nhượng các loại tài sản hữu hình, vô hình

+ Các thỏa thuận chung về sử dụng nguồn lực hợp tác hoặc hợp tác khai thác sử dụng nhân lực giữa các bên.

Trong đó giao dịch liên kết mà phát sinh trong doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải thực hiện kê khai các giao dịch cho bên cơ quan thuế, ngoài trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối.

Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không

Vay ngân hàng có bị tính là giao dịch liên kết không

Vay ngân hàng là một hình thức giao dịch giữa bên ngân hàng và các doanh nghiệp trên cả nước, trong đó cả cả doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh  phát sinh giao dịch vay hoặc thuê mượn tài chính từ phía ngân hàng. Vì vậy có thể tính vay ngân hàng là hình thức giao dịch liên kết, và được tính khi

+ Doanh nghiệp vay ngân hàng  ít nhất bằng 25% vốn chủ sở hửu và khoản vay chiếm 50% hoặc hơn tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn.

+ Bên cạnh đó vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp sẽ được tính là giao dịch liên kết khi thỏa điều kiện của chính sách giao dịch liên kết.

+ Trong đó nếu các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp có thời hạn thanh toán từ 12 tháng trở lên thì sẽ xác định được tại thời điểm khóa  sổ kế toàn thì được tính là giao dịch liên kết

+ Nhưng nếu vay tiền của nhiều ngân hàng khác nhau mà tổng các khoản vay cộng lại đủ điều kiện đạt 25% vốn chủ sở hữu thì cũng không gọi là giao dịch liên kết.

Hai công ty TNHH cùng 1 chủ thì có được gọi là giao dịch liên kết không

Nếu trường hợp là 2 công ty TNHH có phát sinh giao dịch vay ngân hàng thì thắc mắt của moi người liệu giao dịch này có phải giao dịch liên kết không. Tuy nhiên thì mọi người cần xác định khoản vay đó với vốn chủ sở hữu là bao nhiêu mới xác định được đây có phải là giao dịch liên kết hay không, cụ thể:

+ Nếu một trong 2 doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc  gián tiếp tối thiểu 25% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn lại sẽ tính là giao dịch liên kết.

+ Hoặc cả 2 doanh nghiệp đều sở hữu 25% vốn chủ sở hữu mà vốn đó có thể được bên thử 3 nắm giữ cũng được tính là giao dịch liên kết.

vay-tien-tra-gop-vietinbank-hinh-3
Vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không

+ Đồng thời nếu 1 trong 2 doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ dưới mọi hình thức tối thiểu 10% cổ phần của doanh nghiệp kia thì vẫn tính là giao dịch liên kết.

+ Cuối cùng là giao dịch liên kết kết khi 1 doanh nghiệp bảo lãnh cho doanh nghiệp khác vay vốn ngân hàng dưới hình thức nào  mà vốn vay bằng 25% vốn góp chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm 50% trên tổng giá trị khoản nợ.

Thỏa trong các điều kiện này thì doanh nghiệp vay vốn ngân hàng sẽ được quy vào giao dịch liên kết và được quyêt toán thuế theo chính sách của giao dịch này.

Vay ngân hàng trên 25% vốn chủ sở hữu là gì

Việc vay ngân hàng bằng vốn chủ sở hữu tức là các doanh nghiệp dùng nguồn vốn của mình để thế chấp với ngân hàng phục vụ cho việc vay thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo.  Khi doanh nghiệp vay thế chấp bằng vốn chủ sở hữu thì phải đạt phần thế chấp là khoản từ 25% trở lên trong vốn chủ sở hữu mới được tính hợp lý và có thể nhận được giải ngân của ngân hàng.

Khi đó các chi phí về lãi vay tính thuế sẽ bị không chế và không được vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần cộng với chi phí lãi vay và chi phí khấu hao theo luật doanh nghiệp.

Tuy nhiên thì theo thống kê việc vay ngân hàng từ 25% vốn chủ sở hữu tồn tại nhiều rủi ro vì bị áp chỉ số và các chế tài theo lãi vay thuế nên mỗi doanh nghiệp nếu không có biện pháp phù hợp khắc phục lợi nhuận thì rất khó tồn tại.

Điều kiện vay ngân hàng là một giao dịch liên kết

Không phải bất cứ khoản vay nào của doanh nghiệp cũng được tính là một giao dịch liên kết, mà còn phải dựa vào điều kiện với doanh nghiệp thỏa được các điều kiện đó theo điều khoản của Luật  mới được tính.

Dưới đây là điều kiện vay ngân hàng là một giao dịch liên kết khi doanh nghiệp:

gui-tiet-kiem-ngan-hang-nao-an-toan-nhat-hinh-6
Giao dịch liên kết là gì

+ Có vốn vay tối thiểu bằng hoặc từ 25% vốn góp chủ sở hữu của doanh nghiệp  đi vay

+ Hoặc có vốn vay chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay

Dựa trên 2 yếu tố này nếu doanh nghiệp nào vay ngân hàng thì được tính là giao dịch liên kết, từ đó bạn có thẻ dựa trên giao dịch liên kết để tính lãi vay của doanh nghiệp.

Lãi vay ngân hàng trong giao dịch liên kết

Quy định về chi phí lãi vay của doanh nghiệp có giao dịch liên kết được tính như sau

+ Nếu một doanh nghiệp trong năm vay của ngân hàng khoảng vốn vay bằng 25% vốn chủ sở hữu và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện này thì sẽ tính lãi vay theo quy định của giao dịch liên kết.

+ Các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp nều có  thời hạn thanh toàn từ 12 tháng trở lên, trong đó trên 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường.

+ Hoặc nếu fđối với trường hợp doanh nghiệp vay của nhiều ngân hàng khác nhau và nếu tổng khoản vay cộng lại đạt đủ điều kiện 25% hoặc hơn vốn chủ sở hữu.

Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, để tính chi phí  lãi vay khi xác định của các giao dịch liên kết trong doanh nghiệp thì thu nhập chịu thuế TNDN được tính như sau:

Tổng chi phí lãi vay được trừ  – ( Lãi tiền gửi/ Lãi cho vay) + Chi phí khấu hao

Trong đó:

+ EBITDA = Tổng lợi nhuận thuần + lãi tiền vay – Lãi tiền gửi/ Lãi cho vay + Chi phí khấu hao

+ Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp không được vượt quá 30% trên tổng lợi nhuận thuần trong kỳ kinh doanh công chi phí lãi vay của doanh nghiệp.

+ Phần chi phí lãi vay không được trừ sẽ được chuyển sang kỳ tính thuế tiêp theo nếu đủ điều kiện lãi vay.

+ Thời gian chuyển chi phí lãi vay liên lục không quá 5 năm

Trên đây là thông tin vay ngân hàng có phải giao dịch liên kết không, như thế nào được xem là giao dịch liên kết được tổng hợp trên giúp  bạn có thể xác nhận được khi nào thì doanh nghiệp sẽ bị tĩnh lãi vay theo doanh nghiệp có giao dịch liên kết và chi phí tính lãi vay.

Xem thêm