Tuesday, 3 Dec 2024
Vay Vốn Vay vốn ngân hàng

Cách và quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Khi vay vốn ngân hàng thì bạn có nghĩa vụ phải tất toán khoản nợ cho ngân hàng theo đúng thời gian trong hợp đồng. Tuy nhiên, bạn đang gặp vấn đề về khoản nợ dài hạn của mình tại ngân hàng và không biết cách giải quyết như thế nào? Cùng Nganhangaz tìm hiểu cách và quy trình xử ký nợ quá hạn của ngân hàng qua nội dung chia sẻ dưới đây.

Nợ quá hạn tại ngân hàng là gì?

Hiểu một cách nôm na, nợ quá hạn ngân hàng là khoản vay mà người đi vay( là cá nhân hoặc doanh nghiệp) thực hiện vay vốn tại ngân hàng bao gồm vay tín chấp, vay thế chấp, vay trả góp, vay ngắn hạn và vay dài hạn và sẽ hoàn tất khoản vay theo kỳ hạn quy định.

Tuy nhiên, khi đến hạn thì cá nhân( tổ chức) vay vốn đó lại không có khả năng hoàn trả lại cho ngân hàng, mặc dù đã cho gia hạn thêm điều kiện. Việc quá thời gian trả nợ sẽ bị ngân hàng tính là nợ quá hạn và ảnh hưởng đến quá trình vay vốn của bạn sau này.

Các loại nợ quá hạn ngân hàng

Dựa vào nhiều yếu tố, ngân hàng quy định chung 2 hình thức nợ quá hạn mà nhiều khách hàng thường gặp, đó là: nợ quá hạn tài sản đảm bảo và nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo.

Trong đó, mỗi hình thức có những đặc điểm riêng. Cụ thể:

Nợ quá hạn có TSDBNợ quá hạn không có TSDB
✓ Khoản nợ sử dụng tài sản để thế chấp như nhà cửa, đất đai, giấy tờ có giá trị,.. nhưng không hoàn trả khoản nợ đúng hạn.
✓ Nếu không trả nợ + lãi cho ngân hàng thì phía ngân hàng có quyền tịch thu tài sản thế chấp ban đầu
✓ Tương tự, nợ quá hạn không có TSDB cũng là việc bạn không hoàn trả đúng hạn cho ngân hàng về khoản vay của mình. Nhưng không cần phải thế chấp tài sản ban đầu
✓ Nếu cố chấp không trả nợ + lãi cho ngân hàng thì có thể ngân hàng sẽ mất trắng số tiền cho vay.

 Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ngân hàng

Việc nợ quá hạn ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn đó là:

  • Từ định nghĩa nợ quá hạn ngân hàng thì có thể nó nguyên nhân đầu tiên đó chính là không có tiền để trả đúng hạn. Không đủ khả năng trả do  nhiều yếu tố như kinh doanh thua lỗ, phá sản, thiên tai,… ảnh hưởng tài chính của bạn
  • Cố tình hoặc chống đối không hoàn trả tiền tiền gốc + lãi gửi cho ngân hàng khi đến hạn
  • Do sự sai sót, phân tích không rõ ràng tình hình tài chính và khả năng trả nợ của các đối tượng đi vay

Hậu quả việc nợ quá hạn ngân hàng

Từ các nguyên nhân nợ quá hạn ngân hàng dẫn đến nhiều hậu quả. Không chỉ người đi vay bị ảnh hưởng mà phía ngân hàng cũng tác động không ít ảnh hưởng.

Đối với ngân hàngĐối với người đi vay
Ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn của ngân hàng:
▼ Nguồn vốn ngân hàng bị thất thoát không thể chi trả cho các hoạt động tài chính khác có thể ngân hàng phải sử dụng vốn tự có của mình để bì đắp các thiệt hại
▼ Sự uy tín + tiềm lực tài chính của ngân hàng cho vay bị giảm sút làm mất lòng tin của khách hàng về các dịch vụ tại ngân hàng
▼ Ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của ngân hàng, nguy cơ phá sản có thể xảy ra
Một khi người đi vay không hoàn tất khoản nợ sẽ dẫn đến:
★ Thường xuyên bị ngân hàng gọi điện nhắc nhở, làm phiền
★ Trường hợp cố chấp không trả có thể bị pháp luật can thiệp và xử lý
★ Điểm tín dụng của người vay sẽ bị giảm sút, khó có thể vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác

Cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Liên lạc nhắc nhở người vay nợ quá hạn

Thay vì chờ người nợ liên hệ thì chủ nợ có thể chủ động liên lạc với người vay nợ. Sử dụng nhiều hình thức như thư từ, công văn, điện thoại đến người vay để thông báo nhắc nhở người vay nợ hoàn trả số tiền vay nợ ngân hàng.

Đây là một cách xử lý nợ quá hạn mà ngân hàng áp dụng thấp nhất cho các khách nợ khi không hoàn trả nợ theo đúng quy định. Kết hợp với các hình thức nhắc nhở thì kèm theo đó là những hậu quả theo quy định pháp luật mà người vay nợ phải chịu khi không trả nợ đúng hẹn.

Đàm phán nhẹ, tạo điều kiện hỗ trợ cho bên vay nợ

Nếu người vay nợ có ý định muốn trả nơ, nhưng do hoàn cảnh hay một số yếu tố ảnh hưởng tài chính nên không thể hoàn trả. Thì phía ngân hàng sẽ hỗ trợ và người vay bằng phương pháp thương lượng, đàm phán như gia hạn thêm thời gian, giảm nhẹ lãi, … tại điều kiện thích hợp cho người vay góp vốn trả hết số nợ.

no-qua-han-ngan-hang
Xử lý nợ quá hạn ngân hàng

Trường hợp này, ngân hàng cần phải dứt khoát và sử dụng mọi cách để thu hồi nợ đúng hẹn. Bởi, nếu càng day dưa thêm thì càng về sau khó có thể giải quyết phải sử dụng các biện pháp mạnh.

Người cho vay tốt nhất nên chủ động hơn trong giải pháp này nếu cảm thấy chưa đủ điều kiện tất toán. Vạch ra một kế hoạch cụ thể, chi tiết về khoản vay này. Trong đó, nêu rõ mỗi tháng sẽ trả bao nhiên tiền và bao lâu thì hoàn trả xong các khoản vay nợ quá hạn tại ngân hàng.

Thi hành biện pháp dứt khoát

Nếu việc kéo dàu kỳ hạn vay cho khách nợ nhưng vẫn không chịu trả thì ngân hàng phải dùng biện pháp mạnh hơn là nhắc nhở. Nhắc nhở ở đây là không phải dùng thái độ thô lỗ mà là những ngôn từ thẳng thắn, nghiêm khắc.

Tuy nhiên, cách xử lý nào cũng hiếm xảy ra. Bởi, một khi khách nợ đã có ý định cố tình không trả thì nhắc nhở thế nào thì cũng sẽ không thành công. Có thể thực hiện  các cách dưới.

Cảnh cáo, răn đe khách nợ

Sau khi đã nhắc nhở và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người vay nợ mà vẫn không trả hoặc dửng dưng thì có thể tiến hành hình thức cảnh cáo. Đưa ra các hậu quả nghiêm trọng, bộ luật đi kèm nếu không chịu thanh toán.

Sử dụng dịch vụ thu hồi nợ

Nếu các cách xử lý trên khách nợ không hoàn trả thì có thể giải quyết mạnh tay hơn bằng cách đòi nợ thông qua việc bàn giao cho bên thứ ba. Ngày nay, hình thức này được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả cao đối với các việc thu hồi nợ, kể cả nợ quá hạn ngân hàng.

Các dịch vụ này thường sẽ hỗ trợ trong việc thúc đẩy người đi vay tìm nguồn thu nhập mới để trả. Do đó, người vay có khả năng trả và ngân hàng cũng hoàn trả được số tiền vay vốn đó. Tuy nhiên, cần phải tìm tổ chức thu hồi nợ uy tín, được pháp luật bảo vệ để đảm bảo an toàn trong quá trình đòi nợ.

Tránh việc sử dụng xã hội đen hay các tổ chức đòi nợ không công khai. Bởi, thường họ sẽ dùng những lời thô tục, không chỉ không đòi nợ được mà mất sự uy tín của ngân hàng trong vấn đề giải quyết nợ không văn minh.

Sự can thiệp của pháp luật

Nếu sử dụng tất cả các cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng mà người đi vay vẫn cố tình không trả thì ngân hàng sẽ sử dụng sự can thiệp của pháp luật bằng kiện tòa khách hàng để trả nợ. Do đó, tốt nhất thì mọi người cần liên hệ chủ nợ để giải quyết tốt nhất khoản vay và trả nợ đúng hạn để tránh nhiều vấn đề khác xảy ra.

Quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng

Nguyên tắc thu nợ quá hạn

Mỗi ngân hàng sẽ có một bộ phận thu hồi nợ riêng, các khoản nợ của các khách hàng sẽ được bộ phận này xử lý. Quá trình thu hồi nợ được thực hiện theo 2 nguyên tắc dau:

  • Nguyên tắc thu hồi nợ do ngân hàng Nhà nước ban hành
  • Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành trong nội bộ từng ngân hàng

Quy trình thu hồi nợ quá hạn

Quá trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng tùy thuộc vào nhóm khách hàng nợ. Mỗi ngân hàng sẽ phụ thuộc vào từng cách thu hồi mà có quy trình riêng. Tuy nhiên, nhìn chung thì áp dụng chung quy trình thu hồi nợ sau:

Mức độ nhẹ: Đầu tiên, liên hệ với khách hàng để báo hạn và yêu cầu trả nợ đúng hạn. Trường hợp, khách nợ không gặp khó khăn việc chi trả thì sẽ sử dụng biện pháp hỗ trợ

Mức độ tương đối:  Tiếp theo, nếu người vay hoàn trả thì không sao. Nhưng nếu không hoàn trả đúng hạn thì thực hiện các cách xử lý nợ quá hạn được liệt kê ở trên để áp dụng

Mức độ cao: Trường hợp cao nhất đó chính là thực hiện việc hoàn thành hồ sơ kiện lên cơ quan thẩm quyền để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện

Sau khi xác định được khoản nợ quá hạn của khách nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành biện pháp khởi kiện khách hàng không trả hoặc cố tình không trả nợ theo quy định trong hợp đồng vay vốn đã quy định.

Tuy nhiên, đây là mặc lý thuật còn thực tế là tất cả các ngân hàng tạo điều kiện, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Bằng cách gia hạn theo thời gian hay giảm mức lãi suất cho khách hàng.

Nói một cách dễ hiểu, khởi kiện khách hàng nợ quá hạn tại ngân hàng đây chính là giải pháp cuối cùng khi thực hiện các cách xử lý nợ quá hạn của ngân hàng mà vẫn không khiến khách nợ trả khoản vay tại ngân hàng. Một khi đã khởi kiện thì người đi vay phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả và nhiều ảnh hưởng không tốt cho việc vay vốn sau này.

Lưu ý khi vay vốn ngân hàng

Nếu không muốn bị xét vào diện nợ xấu hay nợ quá hạn ngân hàng thì tốt nhất nên cần cân nhắc và xem xét các chú ý khi vay vốn tại ngân hàng như sau:

Tìm hiểu thật kỹ lưỡng và xem xét các thông tin liên qua đến khoản vay

Nắm rõ các khoản phí phạt của ngân hàng

Tìm hiểu điều khoản và điều kiện vay tại gói vay vốn đó

Không nên lấy thông tin mình cho người khác mượn vay tại ngân hàng

Hoàn trả khoản nợ theo đúng thời gian thỏa thuận

Sử dụng số tiền vay vốn hiệu quả và tạo lợi nhuận để có thể thanh toán khoản vay

Như vậy, bài viết trên chia sẻ thông tin về cách và quy trình xử lý nợ quá hạn của ngân hàng mọi người có thể tham khảo. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 ảnh hưởng không ít tài chính của mọi người nên nhu cầu vay vốn hiện nay khá phổ biến. Tuy nhiên, bạn phải biết cách vay như thế nào hiệu quả để tránh việc dính vào nợ quá hạn hay nợ xấu sẽ gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Tin khác: