Chắc có rất nhiều người trước khi gửi tiền hay mở tài khoản ở ngân hàng đều tìm hiểu về thông tin ngân hàng phá sản, đó là mối quan tâm chính đáng chung để bảo vệ quyền lợi bản thân. Vậy những ngân hàng nào có nguy cơ phá sản tại Việt Nam hiện nay là ngân hàng nào, vậy trường hợp phá sản thì người gửi tiền có được đền bù hay không và đền như thế nào. Ngay dưới đây Nganhangaz.com sẽ giải đáp toàn bộ thông tin cho mọi người.
Ngân hàng phá sản là gì
Ngân hàng phá sản là hình thức dùng mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đối với các chủ nợ và người gửi tiền. Ngân hàng phá sản là vì ngân hàng đã trở nên mất khả năng thanh toán, hoặc vì không còn đủ tài sản lưu động để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với khách hàng.
Nguyên nhân ngân hàng phá sản:
- Giá trị tài sản của ngân hàng giảm xuống dưới giá trị thị trường của các khoản nợ phải trả của ngân hàng
- Các khoản đầu tư của ngân hàng không mang lại lợi nhuận mà còn thua lỗ
- Các sự cố khác có tác động đến tài chính của ngân hàng
Ngân hàng nào có nguy cơ phá sản
Hiện tại ở Việt Nam không có thông tin nào chính xác về các ngân hàng có nguy cơ phá sản cả, bởi đây là thông tin mà không phải người thường như chúng ta có thể biết.
Đặc biệt là khi thông tin có nguy cơ phá sản bị lọt ra ngoài thì ngân hàng đó khó mà trụ vững, vậy nên chỉ đến khi ngân hàng tuyên bố phá sản bạn mới biết là nó phá sản mà thôi.
Dấu hiệu của ngân hàng phá sản
Với một ngân hàng phá sản thì rất khó có thể đoán được, bởi với những người thường như chúng ta sẽ không có thông tin nào để khẳng định hay dự đoán trước sự phá sản của 1 ngân hàng bất kỳ.
Chỉ có những người trong nghề, người đứng đầu trong ngân hàng đó mới có thể đưa ra nhận định hay dự đoán, ngay cả nhân viên ngân hàng bạn cũng chẳng thế nhận ra.
Nhưng mọi người có thể dựa vào:
- Báo cáo tài chính của ngân hàng: Tuy nhiên, phải là tổng hợp báo cáo tài chính của nhiều năm liền
- Các báo cáo về dư nợ, công nợ của ngân hàng
- Tình trạng tiền gửi của khách hàng: Nếu bạn gửi tiền mặt vào ngân hàng nhưng đến khi có nhu cầu rút thì ngân hàng không cung cấp được. Xét trong trường 1 – 2 đối tượng thì đó là vấn đề thường những nếu như xảy ra với toàn bộ khách hàng, toàn bộ các chi nhánh thì có thể ngân hàng nào đang gặp vấn đề trong huy động vốn lưu động của mình.
Những dấu hiệu này thường sẽ không được giới truyền thông đề cập, đặc biệt ngân hàng là lĩnh vực nhạy cạm khó đề cập và chịu rất nhiều ràng buộc nên bạn sẽ không tìm thấy được bất kỳ thông tin nào về các ngân hàng có nguy cơ phá sản.
Sự thật về thông tin các ngân hàng sản tại Việt Nam
Nhận thấy nhu cầu mọi người tìm kiếm về các thông tin này quá nhiều nên, hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp về các thông tin về ngân hàng phá sản trên mạng này.
Ngân hàng Đông Á phá sản
Thông tin ngân hàng Đông Á phá sản có thể bắt nguồn từ năm 2015, khi ngân hàng có âm vốn sở hữu và được kiểm soát đặc biệt. Cho đến nay ngân hàng phát triển bình thường nhưng khi trên wesbsite của ngân hàng có thông ra thông báo về việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2019.
Cho đến nay thì bên ngân hàng đã tiến hàng chào bán cổ phần riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư, ưu tiên phát hành cho cổ đông hiện hữu. Như vậy có thể thấy được ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu, nên thông tin ngân hàng phá sản vẫn chưa chính xác.
Ngân hàng SCB sắp phá sản
Có lẽ thông tin ngân hàng SCB sắp phá sản là do mọi người đọc thông tin trên các diễn đàn trao đổi, tuy nhiên đây chỉ là diễn đàn trao đổi mà thôi.
Cho đến hiện nay, tổng tài sản của SCB đạt 598.412 tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu hệ thống các ngân hàng cổ phần tư nhân. Huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 528.720 tỷ đồng, tăng 40.013 tỷ đồng tương đương tăng 8,2% so với đầu năm. Trong khi đó, quy mô tín dụng đạt 344.033 tỷ đồng, tăng 3,04% so với đầu năm.
Vậy nên thông tin ngân hàng SCB sắp phá sản là không chính xác nha mọi người. Tìm hiểu thêm thông tin SCB Là Ngân Hàng Gì
Ngân hàng Bảo Việt phá sản
Thông tin ngân hàng Bảo Việt phá sản làm nhiều người lo lắng có lẽ xuất phát từ nguồn tin nguy cơ mất vốn và tình hịnh nợ xấu của ngân hàng Bảo Việt, tổng nợ xấu của BaoViet Bank ghi nhận ở gần 1.292 tỷ đồng, tăng 26% so với hồi đầu năm.
Tuy nhiên, đó là chỉ là những con số còn trên thực tế ngân hàng vẫn hoạt động ổn định, lợi nhuận của ngân hàng vẫn có sự tăng nhẹ. Vậy nên mọi người không cần lo lắng về vấn đề ngân hàng Bảo Việt phá sản.
Ngân hàng Nam Á phá sản
Nam Á Bank – thương hiệu ngân hàng ít ai biết và cũng không tránh khỏi về các lời đồn thổi phá sản. Thông tin khiến tin đồn ngân hàng này phá sản là do nợ xấu ngân hàng tăng vọt lên đến hàng nghìn tỷ đồng kèm thêm các thông tin về nội bộ ban lãnh đạo trong ngân hàng.
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2019 tổng tài sản của NamABank tăng 26% lên con số 94.687 tỷ đồng, như vậy đã bác bỏ hoàn toàn thông tin về ngân hàng phá sản.
Ngân hàng Agribank phá sản
Ngân hàng Agribank là cái tên mà có lẽ ai cũng biết đến, số lượng khách hàng tham gia dịch vụ sản phẩm của Agribank có thể nói là rất lớn. Nhưng gần đây xuất hiện thông tin ngân hàng phá sản, sỡ dĩ có thông tin đó là vì có nguồn tin cho rằng ngân hàng Agribank bảo lãnh cho công ty cho thuê tài chính 2 vay vốn, nhưng công ty này phá sản.
Tuy nhiên, ngay sau đó ngân hàng đã thông cáo khẳng định thông tin phá sản là tin đồn thất thiệt và khẳng định việc công ty cho thuê tài chính 2 phá sản không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Ngân hàng Eximbank phá sản
Có lẽ thông tin về các vấn đề thay đổi nhân sự cấp cao, lãnh đão trong ngân hàng Eximbank thời gian vừa qua khiến nhiều người lo lắng và đưa ra các đồn đoán về ngân hàng Eximbank phá sản.
Tuy nhiên, đó là thông tin không chính xác bởi vào cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của Eximbank giảm 12,1% so với đầu năm, chỉ đạt 147.315 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 8,6% xuống 103.529 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng giảm 10,6% xuống 124.566 tỷ đồng. Như vậy tình hình của ngân hàng vẫn trong tầm kiểm soát.
Ngân hàng VP bank phá sản
Không cần biết thông tin từ đâu về ngân hàng VP bank phá sản, nhưng khảng định với mọi người là ngân hàng này không phá sản cũng không có nguy cơ phá sản.
Kết quả kinh doanh quý 1/2020 của ngân hàng cho thấy lợi nhuận trước thuế của ngân hàng riêng lẻ là 2.074 tỷ đồng và của công ty FE Credit là 917 tỷ đồng, tăng 63,3%.
Ngân hàng phá sản thì sao không
Khi ngân hàng phá sản người gửi tiền ra sao
Có lẽ khi 1 ngân hàng phá sản thì người gửi tiền vào ngân hàng đó chính là người lo lắng nhất, bởi nỗi lo mất trắng nên sẽ đi rút tiền ngay khi có thông tin phá sản.
Và nếu như ngân phá sản thì được xem như doanh nghiệp phá sản, trường hợp ngân hàng còn tiền để thanh toán thì sẽ thanh toán cho người gửi tiền. Còn nếu như không thì xem như khách hàng mất trắng. Nhưng bù vào đó khách hàng gửi tiền sẽ được bảo hiểm tiền gửi đến bù 75 triệu đồng với bất kỳ khoản tiền gửi này.
Khi ngân hàng phá sản người vay sẽ như thế nào
Chắc nhiều bạn đang nghĩ khi ngân hàng phá sản thì mình không cần phải trả số nợ đã vay cho ngân hàng nữa. Tuy nhiên, đó là nghĩ thôi còn theo quy định của pháp luật thì phải trả chứ.
Bởi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi phá sản ngân hàng phải thu hồi hết số nợ hiện tại, nếu không được thì phải bán khoản nợ đó cho tổ chức khác. Bên tổ chức mua khoản nợ đó sẽ thực hiện tiếp thủ tục thu hồi nợ cho đến khi được.
Luật về ngân hàng phá sản
Ngân hàng được phép phá sản không
Ở Việt Nam một ngân hàng phá sản là rất khó, trước đây không có quy định nào cho phép ngân hàng phá sản nhưng trong điểm mới trong Luật sửa đổi bổ sung Luật TCTD. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng Số 17/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 20/11/2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 18/01/2018 đã cho phép Tổ chức tín dụng được phép phá sản.
Tuy nhiên nếu 1 ngân hàng gửi phương án phá sản, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét, đánh giá tính khả thi của phương án, trình Chính phủ phê duyệt phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt.
Vậy nên hiện nay mọi người nên tìm hiểu về ngân hàng gửi tiền tốt, có tiềm năng cũng như nhạy bén trước các tình hình thông tin phá sản của ngân hàng, đặc biệt đối với tất cả khoản tiền gửi phải có bảo hiểm tiền gửi.
Ngân hàng phá sản đền bao nhiêu
Việc đền bù của bên ngân hàng phá sản hiện nay khiến nhiều người không hài lòng, bởi dù là khoản vay lớn hay nhỏ thì bên bảo hiểm chỉ đền bù 75 triệu đồng là khoong thảo đáng.
Người gửi tiền bên cạnh việc nhận khoản đền bù của bảo hiểm tiền gửi, thì sẽ được nhận tiền từ hoạt động thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng phá sản.
Tuy nhiên phá sản là biện pháp cuối cùng mà thôi, bên phía Ngân hàng Nhà nước sẽ tìm cách để giải quyết, bởi với mỗi một ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế chung.
Trên đây là những thông tin bạn cần nắm để biết được ngân hàng nào có nguy cơ phá sản hiện nay. Qua đây cũng là lời cảnh báo cho mọi người khi gửi tiền ngân hàng nên thận trọng, chọn ngân hàng uy tín, kỳ hạn sao cho phù hợp để hạn chế rủi ro xảy ra khi ngân hàng phá sản.