Thursday, 21 Nov 2024
Vay Vốn Vay vốn ngân hàng

NHNN nới room tín dụng là gì? Có ý nghĩa gì? Có tác động gì?

Việc NHNN nới room tín dụng đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp có mong muốn vay vốn để hồi phục việc sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19. Vậy việc này có ý nghĩa và tác động gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Ngân Hàng AZ để được giải đáp các thắc mắc trên.

Room tín dụng là gì?

Room tín dụng được hiểu là giới hạn cho vay của một ngân hàng. Cũng có thể hiểu đơn giản rằng, room tín dụng là một số tiền nhất định mà một ngân hàng có thể cho vay. Số tiền này sẽ do ngân hàng nước quy định và phân phối theo tỉ lệ hợp lý cho các ngân hàng thương mại trong nước. Tuỳ theo tình hình tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả quản lý tín dụng mà mỗi ngân hàng có sẽ room khác nhau.

NHNN nới room tín dụng là gì?

Các ngân hàng nhà nước thường áp dụng hạn mức tín dụng cho vay cho từng ngân hàng. Room tín dụng giúp kiểm soát và quản lý rủi ro liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế, tránh trường hợp ngân hàng cho vay quá nhiều trong khi có quá ít vốn.

Khi đã hết room tín dụng, các ngân hàng thương mại không thể cho khách hàng vay nữa. Lúc này họ sẽ đưa ra yêu cầu nới room tín dụng. Như vậy có thể hiểu rằng, NHNN nới room tín dụng có nghĩa là nâng hạn mức cho vay của các ngân hàng thương mại. Và việc có nới room tín dụng hay không sẽ phụ thuộc vào sự quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

nhnn-noi-room-tin-dung
NHNN nới room tín dụng là gì?

NHNN nới room tín dụng có ý nghĩa gì? Có tác động gì?

Trên thực tế, tình trạng cạn kiệt room tín dụng trở nên tồi tệ hơn trong thời gian gần đây, chủ yếu là do nước ta đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau khi hứng chịu những tổn thất và thiệt hại từ đại dịch Covid-19. Do đó, nhu cầu vay tiền của các doanh nghiệp tăng lên để khôi phục sản xuất, phục hồi kinh doanh. Chính vì vậy, việc NHNN nới room tín dụng được nhiều người đón nhận.

Dưới đây là một số ý nghĩa và tác động của việc NHNN nới room tín dụng.

Đối với các doanh nghiệp đi vay vốn

+Việc NHNN nới room tín dụng sẽ khiến việc đi vay của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, các hồ sơ vay vốn sẽ được xét duyệt nhanh chóng hơn

+Giải quyết được các khó khăn hiện tại về nguồn vốn

+Giúp doanh nghiệp có vốn để nhập nguyên liệu, trang trải bộ máy, trả lương cho nhân viên, các hoạt động sản xuất, marketing,… được diễn ra như bình thường

+Giúp khơi thông nguồn vốn, từ đó hạn chế tình trạng nợ đọng lẫn nhau giữa các công ty

Đối với các ngân hàng thương mại

+NHNN nới room tín dụng đã giúp các ngân hàng thương mại giải quyết được tình trạng đau đầu vì thiếu vốn cho vay hiện tại

+Giúp hoạt động kinh doanh cốt lõi của các ngân hàng được hoạt động bình thường, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận

+Đáp ứng được nhu cầu vay của lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân

Đối với nền kinh tế

+Tạo điều kiện để nền kinh tế được phục hồi và có đà phát triển trở lại

+Duy trì được sự ổn định của chính sách tiền tệ

+Đảm bảo được sự thông suốt của dòng vốn tín dụng

Ngoài ra, việc Ngân hàng Nhà nước nâng hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thể hiện sự chủ động và kịp thời trong việc mở rộng tín dụng. Các chuyên gia cho rằng Ngân hàng nhà nước đang điều hành chính sách tiền tệ rất ổn định, đồng thời có sự linh hoạt trong tình hình hiện nay. Qua đó cũng cho thấy sự cầu thị và khả năng lắng nghe phản hồi của thị trường.

Quyết định nới room chắc chắn được đưa ra sau khi cân nhắc đầy đủ và cẩn thận về những lợi ích đối với nền kinh tế. Đó cũng là một thái độ tích cực cần được duy trì.

nhnn-noi-room-tin-dung-1
NHNN nới room tín dụng có tác động gì?

Các ngân hàng nào được NHNN nới room tín dụng?

Hiện nay, theo văn bản về việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước gửi các tổ chức tín dụng, room tín dụng sẽ được cấp thêm từ 1% đến 4% so với room tín dụng cũ. Mỗi ngân hàng sẽ được cấp thêm hạn mức cho vay khác nhau, cụ thể như sau:

Sacombank (STB) 4%

Đây là mức tín dụng được nới thêm cao nhất trong tất cả các ngân hàng. Theo đó, từ nay đến cuối năm, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank có thêm 15.500 tỷ đồng để cho vay.

Agribank: 3,5%

Agribank là ngân hàng thu hút nhiều người đến vay vốn vì có chính sách cho vay hấp dẫn, lãi suất thấp cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt về sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy mà Agribank cũng là một trong những ngân hàng đang rơi vào tình trạng cạn room tín dụng.

Đầu năm 2022, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn được cấp room tín dụng 7%, nhưng đến tháng 6 năm nay thì đã đạt mức tăng trưởng tín dụng là 6% nhờ vào việc hạ lãi suất xuống 2% trước đó. Vì vậy, trong danh sách các ngân hàng được nới room tín dụng lần này, Agribank cũng được tăng thêm 3,5%.

MB bank: 3,2%

Ngân hàng MB bank cũng có mức room tín dụng đầu năm cao hơn nhiều so với các ngân hàng khác, lên đến 15%. Tuy nhiên, ngay sau quý 1/ 2022, ngân hàng này đã đạt mức tăng trưởng tín dụng tới 14,3% ngay sau quý I/2022. Chính vì vậy, việc NHNN nới room tín dụng MB bank thêm 3,2% là vô cùng hợp lý.

VIB: 3%

NHNN nới room tín dụng thêm 3% cho ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, đây là con số khá cao so với các ngân hàng khác. VIB cho biết sẽ sử dụng nguồn lực bổ sung này vào thế mạnh của mình là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người tiêu dùng vay.

Techcombank: 2,7%

Room tín dụng của Techcombank thường ở mức cao, có thời điểm lên tới 19-23%, cuối quý IV/ 2021 lên tới 23,4%. Đầu năm 2022, ngân hàng Techcombank được cấp 15% và cũng được NHNN nới room tín dụng thêm 2,7%.

Vietcombank: 2,7%

Vào quý 2/2022, ngân hàng Vietcombank được cấp Room tín dụng là 10%, đây là một mức room tín dụng thấp. Và sau 4 tháng đầu năm, ngân hàng này phải đối mặt với nguy cơ cạn kiệt room vì đã cho vay đến 9%. Chính vì vậy, Vietcombank đã được NHNN nới room tín dụng thêm 2,7%. Như vậy, room tín dụng của Vietcombank tính đến thời điểm hiện tại là 12,7%.

TPBank: 1,2%

TP Bank hiện đang được đánh giá là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng khá nhanh, riêng năm 2020 tăng trưởng tín dụng của TPbank đạt 30%, những tháng cuối năm 2021 là 16,6%. Thời điểm đó, TP bank cũng nằm trong số những ngân hàng có room tín dụng cao nhất lên đến 17,4%.

Và trong danh sách những ngân hàng được NHNN nới room tín dụng đợt này, TP bank cũng được gọi tên với mức tín dụng được tăng thêm là 1,2%.

Ngoài ra, một vài ngân hàng khác cũng nằm trong danh sách được NHNN nới room tín dụng đợt này, cụ thể như sau: OCB 3.1%, VPBank 0.7%, SHB 3.2%, LienVietPostBank dưới 1%,..

Trên đây là các thông tin về việc NHNN nới room tín dụng mà Ngân Hàng AZ đã tổng hợp dựa trên internet, hi vọng có thể giúp ích cho bạn. Có thể thấy rằng, việc NHNN nới room tín dụng đã có những tác động tích cực đến các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại, tạo điều kiện để nền kinh tế được phục hồi và phát triển trở lại sau quãng thời gian đối mặt với đại dịch Covid-19.