Khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng Sacombank, bạn sẽ nghe nói nhiều tới phí quản lý tài khoản. Rất nhiều người thắc mắc phí quản lý tài khoản Sacombank là gì? Mức phí này là bao nhiêu, có những loại nào? Nganhangaz.com sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin này ở ngay bài viết dưới đây.
Giới thiệu về ngân hàng Sacombank
Sacombank là một trong những ngân hàng lớn ở nước ta. Đây cũng là một ngân hàng khá lâu đời. Được thành lập vào năm 1991, ngân hàng Sacombank đặt nền móng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ của ngân hàng lúc này là 3 tỷ đồng. Năm 1993, Sacombank trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên của Hồ Chí Minh khai trương chi nhánh tại Hà Nội. Đến nay, sau rất nhiều năm hoạt động, ngân hàng này đã có mặt ở mọi tỉnh thành trong nước. Với hàng trăm chi nhánh, quầy giao dịch, Sacombank đã đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người dân nước ta.
Phí quản lý tài khoản Sacombank là gì?
Khi sử dụng tài khoản của ngân hàng Sacombank, bạn sẽ cần trả một khoản phí. Phí này được sử dụng cho việc duy trì, bảo mật cũng như các dịch vụ khác liên quan tới tài khoản của bạn. Mức phí này là cần thiết không chỉ ở tại Sacombank mà còn tại mọi ngân hàng khác. Khoản phí này tương đối nhỏ. Thậm chí, bạn còn được miễn phí hoàn toàn nếu số dư tài khoản đạt yêu cầu. Nó sẽ phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng Sacombank từng thời kỳ. Việc đóng phí quản lý tài khoản sẽ giúp Sacombank có được nguồn tài chính để phục vụ khách hàng tốt hơn. Mức phí này thông thường sẽ được thu vào cuối mỗi tháng.
Phí quản lý tài khoản Sacombank là bao nhiêu?
Tùy theo loại hình tài khoản mà mức phí quản lý tài khoản Sacombank là khác nhau. Chi tiết biểu phí được cập nhật mới nhất của ngân hàng như sau:
Phí quản lý tài khoản thanh toán (TKTT)
- TKTT thông thường: 5,500 VND/ tháng.
- TKTT thông thường có gắn thẻ: 2,750 VND/ tháng.
- Khách hàng vay – TKTT thông thường không gắn thẻ, SMS: 8,500 VND/ tháng.
- Khách hàng vay – TKTT thông thường có gắn thẻ, SMS: 5,750 VND/ tháng.
- Tài khoản thấu chi có tài sản bảo đảm: Miễn phí.
Phí New Combo 1
- Gói 1 (TKTT, SMS, thẻ PLUS/ UPI): 12,000 VND/ tháng.
- Khách hàng vay – gói 1: 15,000 VND/ tháng.
- Gói 2 (TKTT, SMS, thẻ Visa): 17,000 VND/ tháng.
- Khách hàng vay – gói 2: 20,000 VND/ tháng.
- Gói 3 (TKTT, SMS, thẻ Master): 23,000 VND/ tháng.
- Khách hàng vay – gói 3: 26,000 VND/ tháng.
Phí New Combo 2
- Gói 1 (TKTT, SMS, thẻ PLUS/ UPI, Internet Banking, Mobile Banking): 18,600 VND/ tháng.
- Khách hàng vay – gói 1: 21,600 VND/ tháng.
- Gói 2 (TKTT, SMS, thẻ Visa, Internet Banking, Mobile Banking): 22,500 VND/ tháng.
- Khách hàng vay – gói 2: 25,500 VND/ tháng.
- Gói 3 (TKTT, SMS, thẻ Master, Internet Banking, Mobile Banking): 27,000 VND/ tháng.
- Khách hàng vay – gói 3: 30,000 VND/ tháng.
Phí combo Boss
Tuỳ theo thoả thuận với ngân hàng và hạng khách hàng. Mức phí này dao động từ 450,000 VND đến 15 triệu đồng một năm.
Một số phí quản lý tài khoản khác
- Tài khoản đặc biệt theo yêu cầu chủ tài khoản: thỏa thuận, tối thiểu 20,000 VND/ tháng.
- TKTT không hoạt động trên 6 tháng: 10,000 VND/ tháng.
- Gói tài khoản VIP (TKTT VIP, SMS, thẻ Visa Platinum, Internet Banking, Mobile Banking): Miễn phí.
Xem thêm: Mở tài khoản ngân hàng Techcombank online miễn phí
Không đóng phí quản lý tài khoản Sacombank có sao không?
Việc đóng phí quản lý tài khoản sẽ giúp bạn có thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ liên quan đến tài khoản Sacombank. Phí này sẽ được ngân hàng tự động thu vào cuối mỗi tháng. Ngân hàng sẽ tiến hành thu phí bằng cách trích tiền tự động từ tài khoản của bạn. Trong trường hợp bạn không có tiền trong tài khoản, mức phí này sẽ được ghi nợ. Ngay khi tiền về tài khoản của bạn, phí sẽ được thu bù. Hiện tại, chưa thấy có hình phạt cụ thể cho việc không đóng phí quản lý tài khoản Sacombank. Tuy nhiên, để có thể sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, bạn nên đóng phí đầy đủ.
Các loại phí khác của Sacombank bạn nên biết
Ngoài phí quản lý tài khoản Sacombank, bạn nên nắm rõ về một số loại phí khác thường phát sinh như sau:
Phí duy trì tài khoản
Nhiều người thường nhầm lẫn phí này với phí quản lý tài khoản. Phí duy trì tài khoản là loại phí chỉ phát sinh khi tài khoản của bạn dưới số dư cho phép. Đây là chính sách nhằm hạn chế việc để tài khoản có số dư thấp hoặc về không. Phí này cũng được tính vào cuối tháng. Số tiền tối thiểu bạn cần duy trì hàng tháng trong tài khoản thanh toán của mình là 50,000 VND. Đáp ứng điều này thì bạn sẽ không mất phí duy trì tài khoản Sacombank.
Phí thường niên
Đây là phí sẽ phát sinh khi bạn mở thẻ Sacombank gắn liền với tài khoản của mình. Mức phí này thường được thu theo năm và khác nhau đối với từng loại và hạng thẻ. Thông thường nó sẽ vào khoảng vài chục nghìn với thẻ ghi nợ, ATM và vài trăm với thẻ tín dụng.
Phí chuyển tiền, rút tiền
Khi chuyển tiền hoặc rút tiền cùng hệ thống Sacombank thì thường bạn sẽ không mất phí gì. Tuy nhiên, nếu chuyển tiền, rút tiền khác hệ thống thì bạn sẽ cần trả phí. Mức phí này chỉ khoảng vài nghìn đồng với số tiền nhỏ và khoảng 0,03% với số tiền lớn. Chuyển tiền ra nước ngoài sẽ mất nhiều phí hơn và có thêm chi phí chuyển đổi ngoại tệ.
Phí thanh toán
Đây là loại phí phát sinh khi bạn sử dụng thẻ Sacombank để thanh toán các dịch vụ tại một số nơi có thu phí. Ví dụ như khi bạn đi du lịch ở tỉnh thành khác và thanh toán tiền phòng khách sạn bằng thẻ. Bạn có thể sẽ cần trả thêm một khoản phí thanh toán. Phí này thường là từ 2% đến 4% số tiền thanh toán. Mức phí sẽ cao hơn nếu bạn thanh toán ở nước ngoài.
Phí in sao kê
Nếu bạn cần in sao kê hay sổ phụ tài khoản của mình thì bạn sẽ mất phí. Hiện nay, Sacombank đang thu phí này là 10,000 VND một sổ một tháng. Đa số khách hàng doanh nghiệp sẽ cần điều này. Còn với khách hàng cá nhân giao dịch thông thường thì rất ít người cần tới sao kê, sổ phụ.
Trên đây là tổng hợp các thông tin về phí quản lý tài khoản Sacombank. Theo đó, mức phí này là không đáng kể và được thu mỗi tháng. Bạn có thể được hoàn toàn miễn phí nếu đáp ứng đủ điều kiện về số dư tối thiểu Sacombank. Việc không đóng phí khi phát sinh có thể sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối trong quá trình sử dụng tài khoản Sacombank. Vì vậy, hãy tuân thủ chính sách của ngân hàng khi đã quyết định sử dụng.
Tham khảo thêm