Vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone Android giúp cho buổi livestream bớt nhàm chán hơn, nhất là vào đầu buổi live khi chưa có nhiều người xem. Trong bài viết hôm nay, Ngân Hàng AZ sẽ hướng dẫn cách mở nhạc khi live trên tiktok và một số lưu ý bạn cần biết.
Vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone Android được không?
Bạn hoàn toàn có thể vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone Android hay thiết bị phát live khác. Tùy theo nền tảng xã hội mà bạn phát live, sẽ có những lựa chọn mở nhạc khác nhau.
Cho đến thời điểm hiện tại, việc phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội đã không còn xa lạ với nhiều người. Thông qua hình thức livestream, người ta có thể chia sẻ một vấn đề gì đó, hoặc dạy học, hoặc bán hàng,… và tương tác cùng nhau.
Mạng xã hội phát triển, người dùng có thể lựa chọn nền tảng Facebook hoặc Tiktok để livestream thu hút người xem về vấn đề mình phát. Ngoài ra, người bán hàng cũng có thể live trên các sàn thương mại điện tử như Shopee.
Vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone Android nghĩa là bạn sử dụng điện thoại iPhone hoặc các dòng điện thoại chạy Android làm cùng một lúc hai việc. Đó là vừa phát livestream, vừa mở nhạc trên cùng một thiết bị.
Mở nhạc trên ứng dụng chạy ngầm từ thiết bị hay sử dụng nhạc có sẵn từ nền tảng xã hội mà bạn đang phát trực tiếp? Điều này tùy thuộc vào nền tảng xã hội đó. Chúng ta sẽ bàn kĩ hơn ở phần dưới.
>> Xem thêm: 1 TikTok Universe bao nhiêu tiền Việt Nam? Tăng Mắt Livestream Tiktok
Vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone Android để làm gì?
Vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone Android hay trên bất cứ thiết bị nào cũng đều có mục đích cả. Sau đây là một số lý do mà bạn nên mở nhạc khi đang livestream:
- Tạo không khí sôi động: Âm nhạc với những giai điệu vui tươi, những bài hát sôi động giúp cho buổi livestream thêm phần hấp dẫn. Đặc biệt là đầu buổi live, bạn tạo được không khí càng sôi động sẽ càng thu hút người xem.
- Bớt căng thẳng cho chủ phòng: Đối với một số người khi livestream trên tiktok luôn mang cảm giác căng thẳng, lo sợ. Lúc này, bạn nên bật nhạc với giai điệu vui tươi hoặc tạo động lực sẽ giúp bạn đỡ run hơn.
- Tránh sự nhàm chán: Trong buổi livestream nếu chủ phòng có bận rời camera một lát thì âm nhạc sẽ giúp kết nối và giữ chân người xem ở lại. Có âm nhạc, người xem sẽ không thấy nhàm chán. Đồng thời, chủ phòng cũng cảm thấy có năng lượng hơn, hào hứng hơn.
Một buổi livestream có âm nhạc nền phát cùng sẽ cuốn hút hơn là một buổi livestream chay, chỉ có chủ phòng nói liên tục. Việc phát nhạc cũng hỗ trợ chủ phòng trong việc kết nối cộng đồng tiktok.
Tuy nhiên, vừa livestream vừa phát nhạc trên cùng một thiết bị cũng có nhiều hạn chế đi kèm. Có thể kể đến những hạn chế như nhanh tụt pin, âm nhạc lấn át nội dung mà người phát live muốn truyền tải, muốn thay đổi nhạc phải ngừng live,..
>> Xem thêm: Cách xem lại livestream của người khác trên TikTok
Cách mở nhạc khi live trên Tiktok bằng điện thoại
Có nhiều ứng dụng có thể dùng để livestream. Nhưng trong bài viết này Ngân Hàng AZ sẽ hướng dẫn mọi người cho ứng dụng Tiktkok. Khi livestream trên tiktok bằng điện thoại iPhone hoặc bằng điện thoại chạy hệ Android thì cách mở nhạc có khác nhau không?
Dưới đây là hướng dẫn vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone và trên Android:
Vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone
Vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone thật đơn giản với ứng dụng chạy ngầm từ thiết bị của bạn. Để thực hiện, bạn làm theo hướng dẫn:
- Bước 1: Mở ứng dụng tiktok, đăng nhập vào tài khoản của bạn.
- Bước 2: Trên giao diện màn hình, bấm vào hộp chữ nhật nhỏ màu trắng có dấu + ở thanh công cụ phía dưới. Trên thanh công cụ này có các phím chức năng: Trang chủ – shop – dấu + – hộp thư – hồ sơ, bạn bấm dấu + ở giữa là được.
- Bước 3: Khi bấm vào dấu +, sẽ có giao diện mới hiện ra là camera. Nhìn phía dưới sẽ có các chức năng Máy ảnh – LIVE – MV, bạn bấm vào chỗ LIVE.
- Bước 4: Màn hình hiển thị các cài đặt trước khi live. Ở đây có các mục thêm tiêu đề, xoay, làm đẹp, sản phẩm, cài đặt,… bạn tùy chọn cài đặt cần thiết rồi bấm Phát LIVE màu đỏ để bắt đầu.
Để phát nhạc trong lúc live, bạn chọn những ứng dụng chạy ngầm như Zing MP3 hoặc trình phát thu nhỏ của Youtube. Bạn mở ứng dụng rồi lựa chọn bản nhạc mình muốn phát, sau đó lại về màn hình chính Live bên tiktok là được.
Vừa livestream vừa mở nhạc trên Android
Đối với các thiết bị chạy hệ điều hành Android, bạn cũng có thể vừa livstream vừa mở nhạc được. Các bước tiến hành cũng tương tự như trên thiết bị iPhone. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở nhạc trên một thiết bị khác trong lúc đang livstream.
Cho đến thời điểm hiện tại, tiktok chưa hỗ trợ người dùng sử dụng âm nhạc có sẵn trên ứng dụng để chạy nền khi live. Tính năng này chỉ áp dụng cho các video đã dựng sẵn. Bạn tải video lên và chọn phần âm thanh để thêm nhạc từ kho nhạc nền tiktok.
>> Xem thêm: Mua Acc/nick Tiktok 1K 1000 Follow ở đâu uy tín? Giá rẻ, bật kiếm tiền, Livestream
Ứng dụng vừa nghe nhạc vừa chơi game trên iPhone
Một số ứng dụng cho phép vừa nghe nhạc vừa livestream
Dưới đây là danh sách một số ứng dụng cho phép người dùng vừa livestream vừa nghe nhạc mà bạn có thể tham khảo:
- Twitch: Mặc dù chủ yếu là một nền tảng livestream game, Twitch cũng cho phép người dùng livestream và chơi nhạc đồng thời.
- YouTube Live: Bạn có thể sử dụng YouTube Live để livestream và cùng lúc phát nhạc trên kênh của mình.
- Facebook Live: Facebook Live cho phép bạn livestream và chia sẻ nhạc với người xem của bạn.
- Instagram Live: Instagram cũng cho phép bạn livestream và thêm nhạc vào video của mình.
- Periscope: Ứng dụng livestream của Twitter, Periscope cũng cho phép bạn kết hợp livestream với việc phát nhạc.
- Smule: Đây là một ứng dụng hát karaoke trực tuyến, nơi bạn có thể livestream việc hát và thể hiện tài năng âm nhạc của mình.
- Mixlr: Mixlr là một ứng dụng dành riêng cho việc phát sóng âm nhạc trực tiếp và podcast.
- AvaLive: Ứng dụng này giúp bạn livestream và kết hợp với âm nhạc, tạo ra các buổi trình diễn trực tiếp độc đáo.
- LIVIT: Một ứng dụng livestream phổ biến, cung cấp cơ hội cho người dùng thể hiện mình qua video và âm nhạc.
Sử dụng ứng dụng phát nhạc khi livestream
Trong trường hợp các ứng dụng đó gapwpj lỗi hoặc không cho phép mở nhạc thì bạn có thể sử dụng một nền tảng khác để mở nhạc song song khi livestream. Dưới đây là danh sách các ứng dụng:
- Spotify: Một trong những dịch vụ nghe nhạc phổ biến nhất với thư viện bài hát khổng lồ, khả năng tạo playlist cá nhân, và tích hợp các chức năng thú vị.
- Apple Music: Dành riêng cho người dùng hệ điều hành iOS và Mac, Apple Music cung cấp thư viện nhạc đa dạng và tích hợp tốt với hệ thống Apple.
- Zing MP3: Là một ứng dụng nghe nhạc phổ biến tại Việt Nam. Zing MP3 cung cấp một thư viện âm nhạc đa dạng và tích hợp nhiều tính năng hữu ích để người dùng thưởng thức nhạc.
- Amazon Music: Dịch vụ nghe nhạc của Amazon có nhiều tùy chọn, bao gồm cả phiên bản miễn phí và trả phí, cùng với tích hợp Alexa.
- YouTube Music: Dịch vụ nghe nhạc của YouTube, cho phép bạn nghe nhạc và xem video âm nhạc trực tiếp.
- SoundCloud: Một nơi để nghe nhạc độc lập và tìm thấy các nghệ sĩ mới, SoundCloud cũng có tính năng livestream và chia sẻ âm nhạc.
- Deezer: Một dịch vụ nghe nhạc có thư viện rộng lớn và các tính năng tương tự như Spotify.
- Tidal: Dịch vụ tập trung vào chất lượng âm thanh cao cấp và cung cấp nhiều album và bài hát độc quyền.
- Google Play Music / YouTube Premium: Mặc dù Google Play Music đã dừng hoạt động, bạn vẫn có thể sử dụng dịch vụ nghe nhạc qua YouTube Premium để thưởng thức âm nhạc mà không bị quảng cáo và có khả năng nghe nhạc ngoại tuyến.
- Pandora: Dịch vụ nghe nhạc tương tự như radio, Pandora giúp bạn khám phá nhạc mới dựa trên sở thích cá nhân.
- iHeartRadio: Tương tự như Pandora, iHeartRadio cho phép bạn tạo và tùy chỉnh các kênh radio cá nhân.
Lưu ý khi sử dụng nhạc trên Tiktok để livestream
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng nhạc trên tiktok để livestream mà bạn cần nhớ:
- Vấn đề bản quyền: Tiktok có sẵn những bài nhạc, đoạn nhạc ngắn để người dùng sử dụng cho các video của mình. Tuy nhiên, một số đoạn nhạc được đánh bản quyền và bạn không thể sử dụng làm nhạc nền cho các video trực tiếp của mình.
- Chú ý sự kết nối: Không nên quá phụ thuộc vào nhạc nền, chính bạn phải tạo ra sự kết nối đến với người xem. Hãy sử dụng ngôn từ, hành động của mình để thu hút đối tượng vào live của bạn.
- Âm lượng khi mở nhạc: Phát nhạc khi đang livestream cần chú ý âm lượng. Lúc mới vào live bạn có thể chỉnh lớn, nhưng khi đã bắt đầu live vào nội dung chính thì nên điều chỉnh âm lượng thấp hơn giọng nói của mình.
Ngoài ra, bạn cũng không thể lợi dụng việc phát nhạc khi livestream quá nhiều. Điều này sẽ làm nội dung buổi live của bạn bị loãng. Đồng thời chủ phòng cũng dễ bị phân tán tư tưởng khi vừa nghe nhạc vừa truyền đi thông tin muốn phát.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách vừa livestream vừa mở nhạc trên iPhone Android mà chúng tôi đã tổng hợp. Mọi người có thể áp dụng để livestream trên các nền tảng xã hội để phục vụ cho mục đích của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, có thể để lại câu hỏi ngay dưới phần bình luận bên dưới.