Đối với một số nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, ngày đáo hạn phái sinh là một thuật ngữ còn rất mơ hồ mà nhiều người chưa nắm được. Vậy ngày đáo hạn phái sinh là gì? Tại sao thị trường giảm ngày đáo hạn? Để tìm hiểu những nội dung trên, mọi người hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của Ngân Hàng AZ.
Chứng khoán phái sinh là gì?
Trên thị trường chứng khoán, ngoài các mã cổ phiếu, trái phiếu thì chứng khoán phái sinh cũng được xem là một công cụ tài chính mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Về cơ bản, chứng khoán phái sinh là một sản phẩm tài chính xuất hiện dưới dạng hợp đồng, giá trị của chứng khoán phái sinh phụ thuộc vào giá của một hay nhiều loại tài sản cơ sở như chứng khoán, các chỉ số chứng khoán và các loại tài sản khác( nông sản, kim loại,…)
Chứng khoán phái sinh hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam với vai trò là cơ sở cho phép các nhà đầu tư có thể đặt cược vào sự biến động của tài sản cơ sở trong tương lai. Nếu tài sản cơ sở biến động theo đúng dự đoán thì nhà đầu tư sẽ nhận được tiền lời, ngược lại họ sẽ mất tiền cược.
Các loại chứng khoán phái sinh
Hiện nay trên thị trường chứng khoán thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, chứng khoán phái sinh được chia thành 4 loại, mỗi loại sẽ có các đặc điểm và vai trò khác nhau, bao gồm:
+ Hợp đồng tương lai
+ Hợp đồng kỳ hạn
+ Hợp đồng hoán đổi
+ Hợp đồng quyền chọn
Trong đó, hợp đồng tương lai được chọn làm sản phẩm đầu tiên triển khai tại Việt Nam và được niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
Nên đầu tư chứng khoán phái sinh không?
Việc nên đầu tư vào chứng khoán phái sinh hay đầu tư cổ phiếu, trái phiếu phụ thuộc vào quan điểm và khả năng quan sát thị trường của từng nhà đầu tư. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số ưu điểm và hạn chế của chứng khoán phái sinh so với cổ phiếu và trái phiếu:
So với các mã cổ phiếu và trái phiếu trên sàn chứng khoán, chứng khoán phái sinh cũng có những ưu điểm vượt trội như:
+ Dù thị trường biến động theo xu hướng tăng hay giảm thì chứng khoán phái sinh đều mang lại lợi nhuận
+ Đòn bẩy tài chính cao
+ Do được niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nên tính thanh khoản cao
+ Hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ và các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường
+ Nhà đầu tư có thể ký quỹ nếu không đủ tiền để mua
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, chứng khoán phái sinh cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, đòi hỏi nhà đầu tư cần xem xét kỹ trước khi ra quyết định đặt cược, cụ thể như sau:
+ Rủi ro cao hơn so với cổ phiếu, trái phiếu
+ Thị trường chứng khoán phái sinh biến động liên tục, do vậy phải mất thời gian nghiên cứu kỹ và đòi hỏi tính thận trọng.
Ngày đáo hạn phái sinh là gì?
Ngày đáo hạn phái sinh – Expiration Date chính là ngày cuối cùng mà các loại hợp đồng phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,… còn hiệu lực. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư bắt buộc phải quyết định xem họ sẽ làm gì với vị thế của mình trước hoặc trong ngày đáo hạn phái sinh.
Thông thường, trước khi đáo hạn một quyền chọn nào đó, nhà đầu tư nắm giữ hợp đồng được phép thực hiện quyền chọn ( quyền chọn mua, quyền chọn bán ) hay nói cách khác là đóng vị thế ghi nhận lãi lỗ hoặc họ có thể để cho hợp đồng vô giá trị và đáo hạn.
Ví dụ: Nhà đầu tư đang có vị thế mua một hợp đồng X, ngày đáo hạn là 25/06/2021, ngày thanh toán cuối cùng là 26/06/2021. Vậy trước ngày 25/06/2021, nhà đầu tư có thể:
+ Bán hợp đồng X để đóng vị thế tháng 6 đang được nắm giữ
+ Không đóng vị thế và nắm giữ đến hết ngày 25/06/2021
Sau ngày đáo hạn, mọi hợp đồng phái sinh sẽ ngừng giao dịch và toàn bộ lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư chứng khoán phái sinh sẽ được thanh toán dưới dạng tiền mặt cho nhà đầu tư.
Thời gian đáo hạn chứng khoán phái sinh
Thời điểm đáo hạn chứng khoán phái sinh sẽ không cố định mà tùy thuộc vào từng loại hợp đồng phái sinh đang được sử dụng để giao dịch, ngày đáo hạn sẽ khác nhau.
Theo quy định, ngày đáo hạn phái sinh là thứ năm của tuần thứ ba trong tháng đáo hạn hợp đồng. Thông thường sẽ luôn có 4 hợp đồng phái sinh được giao dịch trên thị trường. Thời điểm đáo hạn của các hợp đồng này lần lượt là:
+ Tháng hiện tại
+ Tháng kế tiếp
+ Tháng cuối cùng của 2 quý gần nhất
Cách tính ngày đáo hạn phái sinh
Cách tính ngày đáo hạn phái sinh tương tự như cách mà chúng tôi đã trình bày ở trên. Lấy một ví dụ về cách tính ngày đáo hạn phái sinh như sau:
Vào quý I năm 2021, thị trường chứng khoán diễn ra 3 phiên giao dịch như sau:
Lịch đáo hạn phái sinh trong tháng 01/2021 có hợp đồng tương lai mã VN30F2101. Ngày giao dịch đầu tiên là ngày 20/11/2020 và ngày giao dịch cuối cùng là 21/01/2021.
+ Lịch đáo hạn phái sinh tháng 02/2021 là ngày 19/02/2021 với mã giao dich là VN30F2102. Phiên giao dịch chỉ được diễn ra trong hai ngày 18/02/2021 và 19/02/2021.
+ Lịch đáo hạn phái sinh trong tháng 03/2021 kéo dài từ ngày 17/03/2021 – 18/03/2021, mã giao dịch là VN30F2103
Lịch đáo hạn hợp đồng phái sinh chỉ số VN30 năm 2022
Dưới đây là lịch đáo hạn hợp đồng phái sinh chỉ số VN30 trong năm 2022 mới nhất mà mọi người có thể tham khảo:
Hợp đồng phái sinh ( Hợp đồng tương lai) | Ngày đáo hạn |
VN30F2201 | 20/01/2022 |
VN30F2202 | 17/02/2022 |
VN30F2203 | 17/03/2022 |
VN30F2206 | 16/06/2022 |
Tại sao ngày đáo hạn phái sinh thị trường giảm?
Ngày đáo hạn phái sinh có tác động gì đến thị trường không? Tại sao thị trường giảm vào thời điểm đáo hạn phái sinh? Đây đều là những thắc mắc của một số nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh.
Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, trước hoặc ngay ngày đáo hạn phái sinh, các nhà đầu tư phải quyết định xem mình sẽ làm gì với vị thế đang nắm giữ. Hơn nữa, khác với thị trường chứng khoán cơ sở, trên thị trường chứng khoán phái sinh, các nhà đầu tư có lợi thế giao dịch 2 chiều. Nhờ đó có thể gia tăng lợi nhuận ngay khi thị trường giảm. Đây chính là lí do các nhà đầu tư cần nắm rõ ngày đáo hạn phái sinh.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong những năm gần đây, ngày đáo hạn phái sinh gây ra những biến động đột ngột với chỉ số VN30. Cụ thể từ khi ra đời cho đến hiện tại, có tổng cộng 48 phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh VN30. Trong đó có 22 phiên chịu tác động mạnh bởi ngày đáo hạn, đặc biệt là phiên ATC đang tăng bỗng giảm không phanh. Do đó các nhà đầu tư xem những biến động trong ngày đáo hạn phái sinh là “hiện tượng lạ”.
Về lí do thị trường biến động theo chiều hướng giảm ngày đáo hạn phái sinh, nguyên nhân xuất phát từ việc vào ngày này, để kiếm lời từ sự chênh lệch chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN30, thị trường có xu hướng bán mạnh và mua yếu.
Lưu ý khi giao dịch chứng khoán phái sinh ngày đáo hạn
Bởi vì trước ngày đáo hạn phái sinh gây ra những biến động mạnh trên thị trường chứng khoán, do đó đối với tất cả các nhà đầu tư, ngày đáo hạn phái sinh rất quan trọng. Khi giao dịch chứng khoán phái sinh ngày đáo hạn, các nhà đầu tư cần lưu ý một số nội dung sau đây:
+ Cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định vị thế để đảm bảo vị thế được chọn là tốt, kiểm soát vốn tốt
+ Cần nắm rõ thời điểm đáo hạn phái sinh để thực hiện đóng hoặc mở vị thế đúng cách và kịp thời
Trên đây là tất cả các thông tin liên quan trả lời cho câu hỏi Ngày đáo hạn phái sinh là gì? Tại sao thị trường giảm? Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người sẽ hiểu hơn về đầu tư chứng khoán phái sinh, từ đó có thể chủ động hơn trong việc tham gia thị trường chứng khoán phái sinh.
Xem thêm: