Loại hình lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại zalo nhiều chiêu thức khác nhau đang có xu hướng gia tăng. Lợi dụng uy tín của ngân hàng, công ty tài chính để đánh vào lòng tin của KH nhẹ dạ cả tin hòng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Giăng bẫy tín dụng đen trên mạng xã hội. Tham khảo thêm các thủ đảo để biết cách phòng tránh khỏi nguy cơ mất trắng tiền ngay dưới đây cùng nganhangaz.com
Hình thức lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại, zalo
Lừa đảo vay tiền qua điện thoại
Mạo danh cán bộ ngân hàng bằng cách gửi thẻ tự chế. Chạy quảng cáo vay tiền không cần chứng minh thu nhập, không cần tài sản đảm bảo, thủ tục nhanh chóng, giải ngân tức thì. Phí hồ sơ bọn lừa đảo đặt ra cao ngất ngưỡng. Khoản vay 50 triệu mà tiền bảo hiểm, chi phí này nọ đã lên 20 triệu. Vay 100 triệu phí hồ sơ 10 triệu mà yêu cầu phải đặt cọc 50%.
Không chỉ dừng lại ở đó, các đối tượng còn bắt buộc nạn nhân phải chuyển trước một tháng tiền lãi, lên đến vài triệu đồng thì mới hoàn tất thủ tục. Để thuyết phục, bọn chúng còn gửi tin nhắn khoản vay đã được phê duyệt và cả hợp đồng có dấu mộc đỏ đàng hoàng. Sau khi nhận đủ tiền của người vay, đối tượng biệt vô âm tín, nạn nhân ngồi đợi sái cổ mà vẫn không nhận được một đồng giải ngân nào.
Ngoài ra, có trường hợp đối tượng lừa đảo yêu cầu KH đăng ký các tài khoản thanh toán điện tử như thẻ Mastercard, thẻ Visa trên ứng dụng ViettelPay, ví Momo nộp tiền vào tài khoản để chứng minh thu nhập và cung cấp thông tin số thẻ, số tài khoản và mã xác thực OTP để thực hiện chiếm đoạt.
Chiêu lừa đảo vay tiền qua zalo
Mạo danh các công ty tài chính cho vay tiền để lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Các đối tượng này thành lập cơ sở kinh doanh chui tuyển nhiều nhân viên, tạo các fanpage trên facebook, zalo với cái tên công ty tài chính không có thật và cũng chưa đăng ký giấy phép kinh doanh. Chẳng hạn như: Công ty TNHH dịch vụ và Thương mại HSJC, công ty tài chính Việt Nam,…
Chúng chạy quảng cáo liên tục để tiếp cận người dùng với các thông tin khoản vay từ 5 – 70 triệu đồng. Lãi suất ưu đãi chỉ 0,5% mỗi tháng. Hồ sơ chỉ cần bản chụp hình CMND/ sổ hộ khẩu/ bằng lái xe. Rồi sau đó buộc KH phải đóng bảo hiểm rủi ro với số tiền 550.000 đồng. Chúng hứa sô tiền này sẽ được hoàn trả đầy đủ khi KH tất toán nợ.
Cũng có nhiều người giả danh nhân viên ngân hàng mời mọc người vay qua điện thoại zalo. Vòi vĩnh người cần tiền để được giải quyết hồ sơ vay nhanh. Cứ tưởng sau khi chuyển tiền phí thì sẽ nhận được giải ngân. Vậy mà đối tượng lại tiếp tục đòi tiền. Chũng dọa dẫm nếu KH không đồng ý chuyển thêm phí thì sẽ đem hồ sơ đi duyệt và phải lãnh nợ ngân hàng. Nếu không sẽ bị xiết nợ hoặc đối diện với pháp luật
Thủ đoạn rất tinh vi khi gửi chuyển phát nhanh cả hợp đồng giả để tạo niềm tin cho KH chuyển tiền. Sau khi thực hiện trót lọt dụ con mồi chuyển khoản thành công. Những đối tượng này chặn mọi cuộc gọi tin nhắn để KH không thể liên lạc.
Các app cho vay lừa đảo trên điện thoại
Vpbank cho biết ngân hàng phát hiện app VAY TOT credit tự mạo danh là app vay tiền của Vpbank yêu cầu KH đóng phí để được giải ngân tiền, thu lợi bất chính. Theo đó, kẻ gian sẽ liên hệ KH để tư vấn qua số điện thoại để lại trên app. Khi KH vào ứng dụng rút tiền thì báo lỗi. Kẻ gia yêu cầu cung cấp tên số tài khoản ngân hàng, CMND để sửa.
Tiếp đó gửi bản điều khoản mạo danh thông báo KH nộp 10% khoản vay để thay đổi số tài khoản và hứa số tiền này sẽ được hoàn trả cùng với số tiền giải ngân. Thực chất, KH đã chuyển khoản tới số tài khoản kẻ lừa đảo. Từ đó, kẻ này bốc hơi, chặn mọi liên hệ.
Hơn nữa bọn lừa đảo còn phát triển app vay tiền. Sự việc báo cáo gian lận có liên quan đến ứng dụng cho vay tiền Fast Loan. Ứng dụng này sẽ liên kết với tài khoản Zalo mà một người tự xưng là nhân viên tư vấn. Đối tượng sẽ bằng nhiều hình thức để thúc giục nạn nhân chuyển tiền càng sớm càng tốt. Sau khi nhận tiền xong thì đối tượng hủy kết bạn Zalo và khóa máy, cắt đứt mọi liên lạc.
Các ứng dụng vay tiền đã bị công an triệt phá do một số đối tượng người Trung Quốc cầm đầu: “Vaytocdo”, “Moreloan” và “VD online”. Đường dây cho vay nặng lãi này thiết lập với mức lãi 1095%/ năm. Khi người vay đã cắn răng một lần trả nợ xong. Chúng lại tiếp tục tự động chuyển khoản với lý do tái khoản vay dù KH không có nhu cầu. Các app này cũng thực hiện nhắn tin làm phiền đến cả người thân để ép buộc nạn nhân phải trả tiền đúng hạn cho chúng.
Cho vay tiền qua điện thoại zalo lãi suất cắt cổ
Nhiều người thu nhập thấp, công nhân lao động tìm đến các thông tin vay được quảng cáo trên mạng. Họ cứ nghĩ là vay tiền từ công ty tài chính nhưng sai đó mới té ngửa vì đã rơi vào bẫy của tín dụng đen.
Theo kết quả điều tra của công an các tỉnh thành thì ngay cả công ty được cấp phép một ngành nghề nhưng núp bóng hoạt động trá hình. Trường hợp công ty TNHH thương mại dịch vụ 779 đăng ký kinh doanh lĩnh vực tư vấn tài chính, bất động sản, cho thuê xe tự lái nhưng chỉ là vỏ bọc hoàn hảo cho hoạt động cho vay nặng lãi. Đối tượng in tờ rơi, dán khắp trụ điện, nơi công cộng để con mồi có thể tìm đến qua số điện thoại.
Trường hợp KH vay số tiền 10 triệu trong thời hạn 1 tháng. Số tiền giải ngân thực nhận chỉ có 9.300.000 đồng, còn lại bị trừ vào phí hồ sơ. Thê thảm hơn là tiền nợ gốc và lãi phải trả do đơn vị tín dụng đen này quy định là 15.100.000 đồng, tuông đương với lãi suất 51%/ 1 tháng, hơn 600%/ 1 năm. Nếu trả nợ chậm thì liên tục phải chịu cuộc gọi xúc phạm, hù dọa
Mất tiền oan qua dịch vụ xóa nợ xấu CIC qua mạng
Đối tượng lừa đảo sử dụng tên, website công ty, địa chỉ email gần giống với CIC như CYC, trung tâm hỗ trợ CIC, ngân hàng CIC, ứng dụng CIC Credit Conect để thực hiện hành vi tư vấn cấp tín dụng, cung cấp báo cáo thông tin tín dụng giả mạo có thu phí qua đường bưu điện. Thậm chí, trên một số trang mạng xã hội còn chào mời sử dụng dịch vụ sửa xóa thông tin nợ xấu.
Đại diện CIC khẳng định: “Tất cả các thông tin KH tại CIC được cập nhật/ lưu trữ trung thực, khách quan đúng theo các thông tin được các TCTD báo cáo. CIC hay bất kỳ tổ chức/ cá nhân nào đều không được phép tự điều chỉnh các thông tin này”.
Cách nhận biết, phòng tránh lừa đảo vay tiền qua điện thoại, zalo
Bẫy vay tiêu dùng lãi suất cao
Các nhận biết
Các thủ đoạn không hề mới, truyền thông cũng nhiều lần cảnh báo nhưng vì quá cần tiền nhiều người vẫn hy vọng mình không phải lọt trong số người không may mắn đó và kết cục lại bị mắc bẫy.
Biện pháp phòng tránh
Cảnh giác và luôn xác minh mọi lời chào mời vay tiền từ các đối tượng lạ, quảng cáo vay nóng, hình thức bán hồ sơ, thanh lý hồ sơ vay vốn, các ứng dụng chat Zalo, Facebook, Telegram,…
Tránh việc vay tiền quá nhiều gây vỡ nợ. Cũng không hiếm trường hợp cứ lẩn quẩn vào vòng quay của nợ nần. Hết app này đòi đến hết app khác đòi nợ. Quá hạn phải vay thêm chồng chất để nợ thế nợ. Vì mỗi KH được phép vay vay nhiều hơn một app. Nhiều người vay tận 64 app số tiền lên đến 200 triệu. Mà số app vay uy tín trên thị trường cũng không phải nhiều.
Đọc kĩ hợp đồng, thống nhất lãi suất trước khi vay
Lời chào mời vay trên hội nhóm zalo
Cách nhận biết
Kẻ gian tham gia hội nhóm vay trên mạng để lựa chọn thời điểm thả mồi cho nạn nhân cắn câu. Chúng nằm vùng mà đợi đến khi cá nhân hỏi vay tiền lại đề nghị lời mời ngọt ngào. Chỉ có ai lâm vào mới biết “trong chăn có rận”.
Biện pháp phòng tránh
Vay qua trang web chính thức nếu có phát sinh nhu cầu vay ngân hàng, công ty tài chính. Ngân hàng không nhận hồ sơ vay vốn qua mạng. Về việc ngân hàng triển khai hình thức vay online là có nhưng ngân hàng không nhận hồ sơ cho vay qua các trang mạng, ứng dụng xã hội Facebook, zalo.
Các hình thức vay trung gian đều là giả mạo. Chỉ các hồ sơ vay qua app ngân hàng số, trên website của ngân hàng mới được xem xét. Thông báo ngay cho ngân hàng, công ty tài chính nếu có nghi vấn gian lận, lừa đảo từ bất cứ cá nhân nào mạo danh
Không chia sẻ tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet banking/ mobile banking, mã xác thực OTP, dãy số thẻ tín dụng, số CVV,.. cho bất kì ai, trên bất kỳ ứng dụng, phần mềm, website không rõ nguồn gốc hay mạng xã hội nào.
Không trả lời tin nhắn, cuộc gọi, thư điện tử yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền, nạp tiền vào số tài khoản chỉ định để làm thủ tục vay tiền. Ngân hàng, công ty tài chính không bao giờ yêu cầu KH cung cấp thông tin bảo mật. Trừ trường hợp KH chủ động gọi đến số hotline để được trợ giúp thì được yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin để định danh KH
Tóm lại, trước những hoạt động biến tướng của việc lừa đảo cho vay tiền qua điện thoại, zalo. Mọi người phải sàng lọc thông tin kĩ lưỡng, không nên vay vô tội vạ. Lựa chọn tổ chức cho vay uy tín. Tìm hiểu hợp đồng và quy trình vay. Xác định số tiền vay phù hợp khả năng tài chính. Tham khảo trước lãi suất. Hãy luôn là người vay tiền tỉnh táo.
Tham khảo thêm: