Nếu bạn không trả nợ vay đúng hạn, hoặc quá hạn hợp đồng vẫn còn nợ sẽ bị tính lãi vay là 150% lãi suất cơ bản, nhưng 150% này tính như thế nào, dựa trên số tiền nào để tính thì không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy dưới đây, Ngân Hàng AZ xin chia sẻ cách tính 150% lãi suất cơ bản, lãi chậm, lãi quá hạn phải trả chi tiết nhất và những thông tin liên quan đến vay vốn, bạn hãy theo dõi để có thêm kiến thức khi vay ngân hàng/tín dụng.
Khi nào bị tính lãi suất 150% lãi suất cơ bản?
Lãi quá hạn, lãi trả chậm là gì
Khi đi vay ở bất kỳ một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào, thì mọi người cũng cần biết được lãi quá hạn, lãi trả chậm là gì để có thể xử lý trong bất kỳ tình huống nào. Hiện nay không có bất kỳ quy định cụ thể nào về lãi suất quá hạn cả, dựa trên thực tế khi đi vay tại tổ chức tài chính và ngân hàng, tại điểm b, Khoản 5 Điều 446 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể hiểu
+ Lãi quá hạn là khoản tiền lãi phát sinh tính trên số tiền nợ mà người đi vay trả chậm hơn thời gian quy định trên hợp đồng, tức là nếu bạn vay 100 triệu trong 1 năm, nhưng hết 1 năm số tiền gốc vẫn chưa trả hết cho bên cho vay thì bạn sẽ bị tính lãi quá hạn phát sinh tính từ thời điểm kết thúc hợp đồng vay.
+ Lãi suất quá hạn chính là tỷ lệ phần trăm nhất định phát sinh thêm trong giao dịch vay và cho vay giữa hai bên, khi bên nợ chưa thanh toán đúng hạn cho bên cho vay, và bằng phần trăm số tiền gốc chưa trả nhân lãi suất quá hạn là 150%.
Lãi suất 150% là bao nhiêu
Lãi suất thông thường khi vay tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính chỉ dao động dưới 20% đối với mỗi khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên nếu trả chậm khoản vay thì lãi suất áp dụng đối với số tiền chưa trả kịp sẽ là 150% tính trên khoản nợ còn dư và lãi suất vay ban đầu theo hợp đồng.
Cụ thể để dễ hiểu, lấy ví dụ bạn vay ngân hàng ACB 100 triệu trong kỳ hạn 1 năm lãi suất 7%/năm. Khi đáo hạn số tiền gốc chưa trả hết theo hợp đồng là 35 triệu. Vậy ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất trả chậm là 150% nhân lãi suất vay ban đầu trên số tiền gốc còn nợ.
Vậy quá hạn hợp đồng thì lãi suất bạn phải chịu đối với số tiền còn nợ ngân hàng nhân cho 150%, chưa kể khi mọi người trả chậm ngân hàng, uy tín tín dụng cũng sẽ bị đánh giá thấp, trong trường hợp không trả được nợ sẽ bị truy tố theo luật hình sự và dính nợ xấu.
Áp dụng 150% lãi suất cơ bản, lãi trả chậm hợp pháp không?
Trên quy định của pháp luật thì đối với lãi suất ngân hàng không vượt quá 20%/năm, nhưng nếu là nợ quá hạn thì lãi suất theo thỏa thuận giữa hai bên hoặc nếu không có thì lãi trả chậm không vượt quá 10%/năm.
Tuy nhiên hiện nay hầu hết các tổ chức tín dụng không áp dụng quy định về lãi suất quá hạn của Bộ luật Dân sự, nên phần lớn đều áp dụng 150% trên lãi suất trong hợp đồng tương ứng với thời gian quá hạn. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì mức phạt lãi trả chậm này vẫn chưa có một quy định cụ thể hay nghiêm cấm từ pháp luật cả.
Nên nếu bạn có rơi vào trong trường hợp phải chịu lãi trả chậm thì thực tế cơ quan pháp luật cũng không can thiệp, vì đây là quy định dựa trên hợp đồng vay và mức lãi suất vay ban đầu vẫn áp dụng đúng quy định của pháp luật. Nếu bạn vẫn không có khả năng trả nợ thì cần liên hệ với bên tín dụng, ngân hàng cho vay để thỏa thuận và tìm giải pháp xử lý thỏa đáng, vì liên quan đến khoản vay ngân hàng dính đến luật hình sự nếu không có cách giải quyết ổn thỏa.
Bạn muốn vay 10 triệu trong 30 phút có ngay về tài khoản, lãi suất cạnh tranh, không cần thế chấp, gặp mặt, có ngay giải pháp tối ưu cho bạn =>> tại đây.
Cách tính 150% lãi suất cơ bản, lãi chậm, lãi quá hạn phải trả
Cách tính lãi trả chậm theo Thông tư 39
Theo thông tư 39 và 43 ngân hàng Nhà Nước quy định về khoản vay và lãi suất, thì nếu trường hợp khách hàng vay trả chậm, hoặc quá hạn sẽ chịu lãi phạt chậm theo quy định
+ Lãi suất trên nợ gốc trong thời gian hợp đồng
+ Lãi suất trên dự nợ gốc quá hạn
+ Hoặc lãi suất đối với phần lãi trả chậm
Thứ 1: Nếu khách hàng trả lãi chậm thì tiền lãi phát sinh không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi trả chậm tương ứng với thời gian trả.
Thứ 2: Nếu nợ vay bị chuyển nợ quả hạn thì người vay phải trả lãi trên dư nợ gốc tương ứng với thời gian trả chậm.
Ví dụ: Nếu bạn vay trả góp ngân hàng ACB lãi suất phải trả mỗi tháng là 500.000 VND, nhưng nếu trả chậm mỗi tháng sẽ bị phạt thêm 300.000 VND ( tính trên dự nợ gốc)
Vậy lãi suất trả chậm phải trả mỗi tháng được tính như sau
Tháng đầu tiên trả chậm: (500.000 x 150%) + ( 500.000 x 10%) = 800.000 VND
Tháng tiếp theo phải trả: ( 500.000 x 150% ) + ( 1.000.000 x 10% ) = 850.000 VND
Còn tùy vào phương thức tính lãi suất ban đầu thỏa thuận trong hợp đồng vay mà giá trị khoản vay trả chậm sẽ khác nhau trong từng thời điểm. Cho nên trước khi đặt bút ký vào hợp đồng vay thì mọi người cần đọc kỹ về điều khoản trong hợp đồng để tránh phát sinh sau này.
Công thức tính 150% lãi suất cơ bản, lãi trả chậm quá hạn
Đối với trường hợp quá hạn nhưng nợ vẫn chưa trả xong thì mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn là 150% trên khoản nợ quá hạn và lãi suất ban đầu theo trong hợp đồng.
Công thức tính như sau
Lãi QH = NG * ( LS * 1.5) * T
Trong đó
Lãi QH: Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả
NG: Nợ gốc quá hạn chưa trả
LS: Lãi suất vay theo hợp đồng/năm
T: thời gian quá hạn
Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 200 triệu lãi suất 10%/năm kỳ hạn vay 12 tháng, sau 12 tháng bạn chỉ trả được 100 triệu và nợ ngân hàng 100 triệu. Thời gian trả chậm 6 tháng thì hoàn thành, vậy lãi suất quá hạn bạn phải chịu trong 6 tháng được tính như sau
=>>> Lãi quá hạn = 100.000.000 * ( 10% * 1.5) * 6/12 = 7.500.000 VND
Vay 300 triệu kỳ hạn 6 tháng quá hạn phải trả lãi 150% là bao nhiêu
Ví dụ tình huống bạn vay 300 triệu lãi suất 1%/tháng trong thời hạn 6 tháng, tuy nhiên quá kỳ hạn thì chỉ mới trả được 200 triệu tiền gốc và thêm 2 tháng sau mới hoàn thành khoản nợ. vậy quá trình trả nợ của bạn như sau
Số tiền lãi phải trả trong kỳ hạn 6 tháng
= 300.000.000 * 1% * 6 = 1.800.000 đồng
Tiền gốc còn nợ 200.000.000 đồng và trả chậm 2 tháng theo như thỏa thuận, vậy khoản lãi phải trả thêm trong 2 tháng
=>Lãi quá hạn phát sinh trên nợ gốc chậm trả = 100.000.000 * 1% * 150% * 2 = 3.000.000 đồng
=> lãi quá hạn phát sinh trên lãi theo hợp đồng = 1.800.000 * 50% * 1% * 2 = 18.000 đồng
Hết kỳ hạn trả nợ thì tổng số tiền phát sinh mà bạn cần phải trả thêm do trả chậm bao gồm
= 100.000.000 + 1.800.000 + 3.000.000 + 18.000 = 104.818.000 đồng
Cách tính lãi quá hạn 150% lãi cơ bản trong Excel
Thông thường trong kế toán thì phần lớn đều có những khoản nợ quá hạn và trả chậm ngân hàng nên sẽ sử dụng phần mềm excel để nhập liệu và tính toán nhanh chóng. Tuy nhiên thì Excel chỉ sử dụng một hàm lệnh để tính nhưng các dữ liệu do tùy người thiết lập và nhập liệu, không theo một quy trình cụ thể nào.
Nên nếu bạn muốn sử dụng công thức tính lãi 150% quá hạn trên Excel thì có thể tham khảo các hàm tính toán trên Excel như hàm PMT và tự thiết lập bảng tính với dữ liệu và lãi suất đã có sẵn.
Giới thiệu trang share thủ thuật và thông tin công nghệ mới nhất: Thuthuat.io
Có thể miễn lãi suất 150% không? Không đóng được không?
Lãi suất 150% miễn được không?
Việc trả nợ ngân hàng/tín dụng là nghĩa vụ của người vay, nếu trong quá trình vay bạn vi phạm hợp đồng như trả chậm hoặc quá hạn nợ vẫn còn thì sẽ bị tính lãi là 150% dựa trên khoản nợ còn lại và lãi theo trong hợp đồng.
Đây là quy định mà mỗi tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng đều áp dụng với tất cả các khách hàng vay, bạn không thể nào không trả nợ hoặc miễn lãi cả. Nếu trong quá trình vay không may gặp phải tình huống không có khả năng trả nợ thì mọi người cần liên hệ với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trình bày để được xử lý theo quy định của bên cho vay.
Không trả lãi vay 150%, không đóng nợ có sao không
+ Quy định truy tố trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu cố tình không trả theo quy định của pháp luật với mức án theo tội cố ý chiếm đoạt tài sản.
+ Người vay trả chậm hoặc quá hạn nợ vượt quá mức quy định có thể dính nợ xấu trong danh sách CIC và khó vay ở những ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác.
+ Ngân hàng có quyền giữ tài sản và quy đổi tương ứng với số nợ mà người vay còn thiếu và khoản lãi mà người vay cần phải chịu
Tóm lại thì trước khi quyết định ký hợp đồng và các điều khoản vay thì bạn cần tìm hiểu kỹ về vấn đề trả chậm, quá hạn để tránh các phát sinh ngoài ý muốn. Bởi trong quá trình vay bạn không thể chắc chắn điều gì cả, nếu không may gặp phải vấn đề khó khăn tài chính thì có thể liên hệ bên cho vay ( ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng) để thương lượng giảm lãi hoặc gia hạn thời gian.Nếu không thì theo quy định quá hạn bạn phải hoàn toàn chịu khoản lãi suất 150% như đã kể trên.
Với cách tính lãi suất 150% lãi suất cơ bản, lãi chậm, lãi quá hạn phải trả mà chúng tôi cung cấp, cũng như những vấn đề liên quan đến khoản vay tại ngân hàng hoặc công ty tài chính. Hy vọng nắm rõ những điều trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức khi đi vay vốn tại bất cứ đâu và tránh các phát sinh ngoài ý muốn.
Tin liên quan