Lúc tán tỉnh, lấy lòng người yêu đã khó, nay lấy lòng bố mẹ của người yêu càng khó hơn. Có cách xin phép bố mẹ người yêu cho qua lại dễ dàng nào không? Hãy cùng Ngân Hàng AZ cùng tìm kiểu cách thức ăn nói, thưa chuyện và một số lưu ý khác qua bài viết dưới đây.
Chuẩn bị trang phục
“Cái răng cái tóc là góc con người” đối với các bậc phụ huynh nó luôn đúng. Vậy nên trước khi qua xin phép thì bạn nên chuẩn bị trang phục, vẻ ngoài cho đàng hoàng và lịch sự. Dưới đây là một số điều cần chuẩn bị:
- Thứ nhất là trang phục lịch sự. Bạn hãy chọn trang phục lịch sự và gọn gàng. Một bộ quần áo trang nhã và hợp thời trang sẽ tạo ấn tượng tốt hơn so với trang phục quá lòe loẹt hoặc không chỉnh chu.
- Thứ hai, sạch sẽ và gọn gàng. Sạch sẽ là điều thứ hai mà bậc phụ huynh thường đánh giá. Việc đảm bảo trang phục của bạn sạch sẽ và gọn gàng. Hạn chế việc sử dụng quá nhiều phụ kiện kèm theo hoặc trang điểm lòe loẹt.
- Thứ ba, trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Nếu bạn sẽ tham gia một sự kiện đặc biệt hoặc dự tiệc gia đình, hãy chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh và không quá trang trọng hoặc quá đơn giản.
- Cuối cùng là chuẩn bị sự tin và chân thành. Quan trọng nhất là hãy tự tin và chân thành khi gặp gỡ gia đình người yêu. Tạo dựng sự tin tưởng và tôn trọng trong cuộc gặp gỡ này là điều quan trọng nhất. Đồng thời cũng là tạo tiền đề cho tương lai của hai bạn.
Xem thêm: Những câu nói xin tiền bố mẹ không bị chửi, bá đạo, hay nhất, xin là cho
Cách xin phép bố mẹ người yêu cho qua lại
Từ trước đến nay, việc nghe những tin tức tìm hiểu về phụ huynh của người yêu khiến bạn chồn bồn, lo lắng. Những suy nghĩa của bạn cứ lơ lửng trong đầu, vờn tâm trí bạn suốt mấy ngày khiến mất ăn, mất ngủ. Dưới đây sẽ là những cách giúp bạn xin phép bố mẹ:
Lời nói xin phép qua lại nên nói như thế nào?
Để có thể đường đường chính chính qua nhà, bạn cần xin phép cho 2 đứa qua lại với nhau. Việc xin phép qua lại không phải là chuyện đùa, cũng không phải là chuyện nhỏ nhoi. Vậy nên trong lời nói, bạn cần thể hiện sự chân thành và chắc chắn. Bên cạnh đó, bạn luôn luôn sử dụng một trong những cụm từ sau:
- Dạ thưa hai bác…
- Dạ vâng ạ.
- Con/ Cháu cảm ơn hai bác ạ.
- Dạ, xin phép hai bác…
- Con/ Cháu xin phép…
- Con/ Cháu rất mong được…
- Kết thúc câu nói thường có chữ “ạ” ở phía sau.
Ngoài ra, nếu bạn và người yêu thường gọi nhau bằng mày/tao, tôi/ông/bà,… thì khi bạn gọi người yêu lúc thưa thì cũng phải theo cách lịch sự. Hãy tập ở nhà trước khi đi. Nếu trong quá trình thưa mà lỡ mồm lỡ miệng thốt ra thì hãy cầu mong nhị phụ huynh của người yêu nghe nhầm.
Cách nói xin phép qua lại tìm hiểu
Hãy nói chuyện lịch sự và nhã nhặn, từng lời nói ra không quá chậm và không quá nhanh. Điều này gây ấn tượng với ba mẹ người yêu rằng bạn là người có ý thức, biết nhìn trước ngó sau. Và tất nhiên, không ai muốn con người quen rúng một người hở tí là nóng giận.
Trong câu nói phải lễ phép, có chữ ngữ, vị ngữ đàng hoàng. Không được nói trống không sẽ gây mất cảm tình. Không được nói quá to tiếng khiến bố mẹ người yêu giật mình. Nói chuyện vui vẻ, hài hước để tạo không khí thoải mái, dễ chịu cho đôi bên.
Xem thêm: Cách nhắn tin an ủi người đang buồn chuyện gia đình, tình cảm, áp lực
Cách xin phép bố mẹ người yêu cho đi chơi
Đầu tiên, khi xin phép đi chơi thì bạn cần thưa gửi đàng hoàng. Sau đó bạn nói chuyện lễ phép, nhẹ nhàng với bố mẹ người yêu xin cho hai bạn có buổi đi chơi với nhau. Nói chuyện nhẹ nhàng hoặc trò chuyện thêm một chút câu chuyện hài hước nho nhỏ. Điều này nhằm để tăng tỉ lệ được nhị phụ huynh đồng ý.
Bên cạnh đó, bạn còn phải hứa về nhà lúc mấy giờ và phải đảm bảo thực hiện được lời hứa đó. Đừng tự biến bản thân thành kẻ thất hứa. Nhất là trước mặt mẹ của người yêu. Bởi vì những chuyện lo lắng cho con mình về sớm hay muộn thì mẹ luôn là người nhớ lâu nhất.
Những câu hỏi thăm bố mẹ người yêu
Những câu hỏi thăm thì thường được hỏi về mẹ người yêu hơn là bố người yêu. Việc này dễ lấy lòng, tăng độ thiện cảm trong mắt bác gái hơn là bác trai. Nhưng bạn nên nhớ rằng cách này nên lựa người mà sử dụng. Bởi nhiều bác gái rất cảnh giác và không có mấy thiện cảm với hành động này nên cần quan sát thật kỹ:
- Hỏi thăm về những món ăn sở trường của bác gái. Sau đó hỏi bác gái cách làm món ăn của người yêu thích. Ví dụ như “Bác ơi, anh/em ấy thích ăn canh A nhưng cháu nấu mà không giống mùi vị mà bác làm được. Bác hướng dẫn cháu với nhé?”
- Gọi điện chúc bác gái vào những dịp như 8/3, sinh nhật,… để tăng thiện cảm với bác gái. Nhưng bạn nên lưu ý nhìn bác trai có biểu cảm như thế nào. Nếu bác trai cảm thấy khó chịu thì nên lựa những dịp lễ lớn hỏi thăm.
- Những câu hỏi thăm về sức khỏe như “Đêm qua bác ngủ có ngon không ạ?” hoặc là “Dạo này sức khỏe của bác như thế nào rồi ạ?”,…
- Trò chuyện để tìm ra được điểm tương đồng giữa hai bên nội và ngoại. Việc bạn nói về điểm tương đồng cũng giúp bác trai bác gái cảm thấy dễ tiếp xúc hơn.
- Hỏi về nơi mà bác trai, bác gái lớn nên cũng là một chủ đề thú vị. Nếu câu chuyện vui vẻ thì bạn tiếp tục. Còn cả hai bác hơi khựng lại vì chuyện buồn thì bạn nên khéo léo chuyển sang chủ đề khác.
- Tránh nói chuyện đến những chủ đề đang gây tranh cãi.
Xem thêm: Cách nói chuyện với thông gia lần đầu gặp mặt
Những lưu ý trong quá trình xin phép bố mẹ người yêu
Ấn tượng đầu tiên là bước tiền đề tạo ra niềm hạnh phúc của bạn và người yêu sau này. Vậy nên nó rất quan trọng. Dưới đây sẽ là một số điều bạn cần lưu ý trước và sau khi xin phép bố mẹ người yêu:
Biết điều nào nên nói, điều nào không nên nói
Dân gian có câu “Uốn lưỡi 7 lần” trước khi nói. Nghĩa là bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi để lời nói được phát ra. Khi ngồi thưa chuyện với bố mẹ người yêu, bạn cần suy xét nhanh về những lời sắp nói của bạn xem nó có lịch sự không, có an toàn không, có biết đều không,…
Bạn nên nhớ rằng mỗi gia đình sẽ có phong cách khác nhau. Để chuẩn bị kỹ hơn thì bạn cần trò chuyện và hỏi nhỏ người yêu về gia đình của nàng/ chàng. Điều này giúp bạn có cuộc chuẩn bị kỹ càng, nâng cao khả năng được bố mẹ đồng ý cho qua lại.
Nên mang thêm món quà tặng
Đến nhà người yêu đối với lần đầu gặp mặt thì bạn nên chuẩn bị một món quà. Giá trị món quà có thể nhỏ nhưng không được quá sơ sài. Bạn phải thể hiện được là món quà này được chuẩn bị kỹ, vẻ ngoài món quà phải chỉnh chu. Điều này thể hiện được bạn là người chỉnh chu, luôn suy nghĩ và biết chuẩn bị.
Bên cạnh đó còn giúp bạn có được thiện cảm hơn trong mắt của bậc phụ huynh. Cho thấy bạn có tấm lòng đối với gia đình người yêu. Tấm lòng chân thành chính là bước đầu tiên để tiến đến cuộc thưa chuyện sắp diễn ra của bạn. Ít nhất thì bạn sẽ ít bị gây áp lực.
Xem thêm: Cách xin tiền bố mẹ trả nợ, cách báo nợ gia đình
Không im lặng quá nhiều trong cuộc trò chuyện
Gặp bố mẹ người yêu mà bạn im lặng quá nhiều thì thường sẽ bị đánh giá là không nhiệt tình, kiệm lời. Tuy bạn vốn ít nói và nhút nhát thì cũng nên tham gia vào cuộc nói chuyện. Đồng thời cố gắng mở lời hết sức có thể. Nếu bạn không biết nên nói như nào thì có thể đặt những câu hỏi liên quan đến sở thích của bố mẹ người yêu, thúc cưng trong nhà, họa tiết trong nhà,…
Trên đây là những thông tin tổng hợp, liên quan đến cách xin phép bố mẹ người yêu cho qua lại dành cho các cặp “gà bông” yêu nhau. Qua bài viết này, Ngân Hàng AZ hy vọng có thể giúp bạn chuẩn bị cho việc thưa chuyện chi đáo. Hãy thể hiện thật nghiêm túc và tự tin.