Saturday, 23 Nov 2024
Tin Tức

Scb là ngân hàng gì? Có uy tín không? Có an toàn không?

SCB hay còn gọi là ngân hàng TMCP Sài Gòn là một ngân hàng thương mại tư nhân khá lớn ở Việt Nam hiện nay. Trong thời gian gần đây thì ngân hàng vướng phải một số tin đồn, cũng như các thông tin tiêu cực ảnh hưởng đến thương hiệu. Vậy cụ thể scb là ngân hàng gì, có uy tín hay không. Vậy có nên tin tưởng và sử dụng dịch vụ ngân hàng hay không, ngay dưới đây Ngân Hàng AZ sẽ giải thích rõ hơn về vấn đề này,

SCB là ngân hàng gì?

SCB viết tắt của ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn là một ngân hàng thương mại thành lập từ năm 2012 thông qua sự hợp nhất của 3 ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam Tín Nghĩa và Sài Gòn. Vậy nên SCB thành lập với mạng lưới rộng lớn cùng với lượng khách hàng lớn từ 3 ngân hàng trên nên khi đi vào hoạt động dễ dàng hơn những ngân hàng khác,

Nhờ vào những thành tựu 3 ngân hàng hợp nhất mà scb nhanh chóng phát triển thành 1 ngân hàng lớn của Việt Nam chỉ trong thời gian ngắn. Đến thời điểm năm 2021 thì vốn điều lệ đạt 20.020 tỷ đồng, xây dựng hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước bao gồm 239 điểm giao dịch với hơn 7000 nhân sự trên khắp các tỉnh thành.

Thông tin cơ bản về ngân hàng SCB:

  • Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn
  • Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng Sài Gòn
  • Tên viết tiếng nước ngoài: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank
  • Tên viết tắt tiếng Anh: Saigon Commercial Bank
  • Hội sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. HCM

Thành tựu ngân hàng SCB

Nếu so với các ngân hàng khác thì SCB là một ngân hàng khá mới, và được nhiều người biết đến vào 2 năm trở lại đây nhờ vào việc xây dựng chuyển đổi số ngân hàng. Xây dựng và bảo trợ ngân hàng số phát triển và chỉ trong thời gian ngắn thì ngân hàng.

+ Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam năm 2022

+ Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh 2021

+ Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam năm 2022

Về cơ bán thì SCB là một trong những ngân hàng đạt sự tăng trưởng khá mạnh trong những năm qua, thành tựu đạt được được cũng xứng đáng, với khả năng xây dựng chi nhánh và đội ngũ nhân sự của ngân hàng cũng phần nào đánh giá được sự phát triển và nổ lực của ngân hàng trong nhiều năm hoạt động.

Nếu so sánh với các ngân hàng lớn thì chắc chắc không thể nào so sánh, nhưng so với những ngân hàng thành lập muộn thì SCB cũng được đánh giá nằm top đầu trong sự tăng trưởng với tổng tài sản lên đến đạt 673.276 tỷ đồng,

Ngân hàng scb của ai?

Ngân hàng SCB ngay từ đầu được thành lập bởi việc hợp nhất 3 ngân hàng, và đây là ngân hàng thương mại tư nhân nên phần lớn cổ phần là do các cá nhân/ tổ chức nắm giữ.

Ngân hàng SCB có 4.132 cổ đông, trong đó bao gồm:

+ Cổ đông nước ngoài là 7 cổ đông (sở hữu 27,91% vốn điều lệ).

+ Cổ đông trong nước 4.125 cổ đông gồm 11 cổ đông tổ chức (sở hữu 15,70% vốn điều lệ) + 4.114 cổ đông cá nhân (sở hữu 56,11% vốn điều lệ).

Đối với vị trí lãnh đạo thì trong 2 năm qua ngân hàng đã có sự thay đổi lớn về ban lãnh đạo, trong đó với 4 tổng giám đốc ngân hàng khác nhau:

+ 7/2020: ông Võ Tấn Hoàng Văn từ chức Tổng giám đốc Ngân hàng

+ Hoàng Minh Hoàn từng giữ chức vụ Phó TGĐ tài chính và nguồn vốn lên làm giám đốc ngân hàng

+ Tiếp đó sau 3 tháng người khác được bổ nhiệm làm giám đốc – Ông Jeremy Chen

+ 15/5/2021 thì ông Trương Khánh Hoàng thay thế ông Jerremt Chen lên thay thế.

+ Sau đó đến 12/8/2022 thì miễn nhiệm đối với ông Trương Khánh Hoàng và thay vào vị trí Tổng Giám Đốc là ông Diệp Bảo Châu.

Như vậy có thể thấy ngân hàng SCB có sự bất ổn đối với ban lãnh đão, dấy lên nhiều nghi ngờ về sự mâu thuẫn trong nội bộ ban lãnh đạo ngân hàng.

Ngân hàng SCB có phải ngân hàng Nhà nước không?

Khẳng định với mọi người là SCB không phải là ngân hàng Nhà nước, mà là ngân hàng tư nhân với nguồn vốn 100% cá nhân tổ chức trong và ngoài nước. Tuy nhiên, ngân hàng SCB vẫn phải chịu sự giám sát và điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam.

SCB đã lên sàn chứng khoán chưa?

SCB là ngân hàng cũng khá lớn, doanh thu và sự tăng trưởng được báo cáo ở mức cao tuy rằng mới thành lập và năm 2012 thì cũng tương đối mới. Và khẳng định cho đến hiện tại thì ngân hàng SCB chưa có niêm yết chứng khoán trên sàn, bao gồm cả sàn giao dịch OTC.

Ngân hàng SCB, sacombank có mối quan hệ gì?

Trong những ngày qua nhiều người nhầm lẫn SCB là Sacombank. Bởi đối với Sacombank thì nếu gọi tắt thì SCB nhưng thực chất đây hoàn toàn làn 2 ngân hàng khác nhau, không có bất kỳ mối quan hệ nào. Và đặc biệt Sacombank là ngân hàng lớn hơn rất nhiều so với SCB, thành lập trước và quy mô, thương hiệu mạnh hơn.

Cơ bản về mọi mặt thì Sacombank là ngân hàng lớn, và hiện tại đã niêm yết cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán với mã STB. Vậy nên mọi người đừng nhầm lẫn giữa 2 ngan hàng.

Mối quan hệ ngân hàng scb với tập đoàn Vạn Thịnh Phát

Ngân hàng SCB với công ty tập đoàn Vạn Thịnh Phát không có bất kỳ mối liên hệ nào cả. Bởi những ngày qua có quá nhiều thông tin liên quan đến công ty này, nhưng ngân hàng không có bất kỳ mối quan hệ nào về cổ phần đối với tập đoàn hay với bất kỳ người nào trong ban lãnh đạo công ty này.

Ngân hàng SCB có làm việc thứ 7 không?

Hiện nay ngân hàng SCB có hoạt động vào thứ 7, nhưng chỉ hoạt động vào sáng thứ 7 từ 7h30 – 11h30 và nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật. Vậy nên mọi người chú ý đến lịch làm việc của ngân hàng để có thể giao dịch các dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng đúng giờ.

Những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng SCB

Ngân hàng hoạt động với quy mô tương đối lớn, và cũng như nhiều ngân hàng khác thì các sản phẩm và dịch vụ đầu tư ở đây đều được đánh giá khá tốt, đặc biệt trong đó có mảng thẻ tín dụng bởi được đánh giá là sự lựa chọn tốt hàng đâu ở Việt Nam hiện nay.

Dưới đây Nganhangaz.com sẽ có những đánh giá cơ bản để mọi người có thể hiểu rõ hơn về các dịch vụ sản phẩm của scb hiện nay.

Tài khoản và thẻ

Hiện nay SCB cũng cấp dịch vụ sản phẩm tài khoản và thẻ với khá nhiều ưu đãi so với nhiều ngân hàng khác.

Các gói tài khoản SCB

+ GÓI TÀI KHOẢN THANH TOÁN S-DIGITAL

+ TÀI KHOẢN THANH TOÁN S-FREE

+ GÓI TÀI KHOẢN THANH TOÁN LỘC PHÁT

+ TÀI KHOẢN THANH TOÁN THÔNG THƯỜNG BẰNG NGOẠI TỆ

Đối với các gói tài khoản với ưu đãi miễn phí chuyển tiền và nhiều loại phí khác chính là lợi thế khi mở tài khoản SCB, bao gồm tài khoản VNĐ lẫn ngoại tệ đều có.

Đối với dịch thẻ SCB thì đầy đủ các loại thẻ, gồm thẻ nội địa và thẻ thanh toán với nhiều ưu đãi, trong đó thẻ tín dụng scb với điều kiện mở đơn giản nhanh chóng nên được nhiều người lựa chọn, hạn mức giao dịch cao nên đây là lựa chọn cho nhiều người hiện nay.

Gửi tiết kiệm, tiền gửi

Gửi tiết kiệm là một sản phẩm được khá nhiều khách hàng lựa chọn ở SCB, bởi sản phẩm gửi tiết kiệm đucợ SCB cung cấp với mức lãi suất tương đối cao kèm theo nhiều ưu đãi. Nên các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng đáp ứng được yêu cầu về lợi nhuận.

Ưu điểm khi gửi tiết kiệm nhân hàng SCB:

+ Các gói gửi tiền linh hoạt, bao gồm gửi tiết kiệm online, gửi thưởng và chứng chỉ tiền gửi

+ Lãi tiết kiệm cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường hiệ nay

+ Hỗ trợ gửi tiết kiệm online lẫn thường, và gửi tiết kiệm online khá linh hoạt

+ Sản phẩm tiền gửi không yêu cầu quá khắt khe, hỗ trợ tất toán nhanh và trước hạn không chịu phí

Lãi suất ngân hàng SCB

Lãi suất tiền gửi ngân hàng SCB hiện nay cũng nằm trong top đầu của ngân hàng:

LOẠI TIỀN GỬILĨNH LÃI CUỐI KỲ (%/NĂM)LĨNH LÃI HÀNG NĂM (%/NĂM)LĨNH LÃI HÀNG 6 THÁNG (%/NĂM)LĨNH LÃI HÀNG QUÝ (%/NĂM)
Không kỳ hạn    
1 tháng4,90   
2 tháng5,00   
3 tháng5,00   
4 tháng5,00   
5 tháng5,00   
6 tháng6,00  5,94
7 tháng6,30   
8 tháng6,40   
9 tháng6,50  6,38
10 tháng6,60   
11 tháng6,70   
12 tháng7,30 7,167,08
15 tháng7,30  7,02
18 tháng7,30 7,036,96
24 tháng7,307,056,916,84
36 tháng7,306,826,686,61
Bảng lãi suất tiền gửi VNĐ ngân hàng SCB ( tham khảo scb.com.vn)

Các sản phẩm cho vay ngân hàng SCB

Đối với các sản phẩm vay vốn thì SCB cũng có hạn mức room tín dụng khá cao so với các ngân hàng khác. Vậy nên việc vay vốn ở SCB được nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn.

Một số sản phẩm cho vay nổi bật của ngân hàng SCB:

+ Vay mua ô tô

+ Vay mua nhà ở

+ Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

+ Vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo

+ Vay mua ô tô kinh doanh

+ Vay cầm cố sổ tiết kiệm

+ Vay thêm vốn kinh doanh

Về cơ bản các sản phẩm vay đa dạng, điều kiện cũng đơn giản cùng mức lãi suất tương đối thấp với 7,9%/ năm và thấp hơn.

Tình hình hoạt động kinh doanh ngân hàng SCB những năm qua

Để hiểu rõ hơn về ngân hàng SCB thì chúng ta nên nhìn nhận vào tình hình kinh doanh của ngân hàng hiện tại như thế nào. Thì trong năm 2020 và 2021 thì ngân hàng liên tục nằm trong top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc. Như vậy cũng cho thấy ngân hàng đang có xu hướng phát triển tốt.

Năm 2021 thì ngân hàng cũng có doanh thu khá ổn, vào đến cuối năm 2021 thì ngân hàng nằm trong top đầu các ngân hàng có Tổng tài sản đứng hàng đầu Việt Nam, cho đến thời điểm cuối quý I/2022 thì Tổng tài sản ngân hàng SCB lên đến ạt 738.142 tỷ đồng.

Đối với khoản tiền gửi ngân hàng vào cuối tháng 3/2022 đạt mức 560.228 tỷ đồng. Như vậy cho thấy những quý đầu năm 2022 ngân hàng hoạt động tài chính tốt, tăng trưởng mạnh.

Năm 2021, tuy ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng ngân hàng vẫn duy trì doanh thu ở mức ổn định. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.377 tỷ đồng, vốn điều lệ của ngân hàng tăng lên 20.020 tỷ đồng, trở thành ngân hàng mạnh về tài chính, với tổng tài sản trong top đầu các ngân hàng.

Sự thật các phốt ngân hàng SCB mới nhất?

Hiện tại những thông tin như ” Ngân hàng SCB phá sản”, ngân hàng scb sắp phá sản, ngân hàng SCB có phá sản không được tìm kiếm rất nhiều trên mạng. Và đến nay đã có rất nhiều thông tin đưa ra nhưng người dân vẫn lo ngại về khoản tiền gửi của mình trong ngân hàng.

Ngân hàng SCB sắp phá sản có thật không?

Thông tin ngân hàng SCB sắp phá sản hiện không có phải là sự thật, cho đến thời điểm khi chúng tôi xuất bản bài viết này thì ngân hàng scb vẫn hoạt động bình thường. Và từ ngân hàng Nhà nước cũng không có bất kỳ thông báo nào đối với ngân hàng scb là phá sản.

Và cũng chưa có văn bản chính thức nào thông báo về vấn đề này, chỉ là hiện tại ngân hàng đang vướng phải một số tin đồn tiêu cực nó ảnh hưởng đến tâm lý chung của người dân gửi tiền ở đây, nhưng SCB đang cố gắng để thực hiện hắc phục các vấn đề về rắc rối và tin đồn.

Vậy nên nếu mọi người đọc các thông tin ngân hàng SCB sắp phá sản thì đều là các tin đồn, cũng chưa có thông báo chính thức nào về việc ngân hàng phá sản.

Ngân hàng SCB có phá sản không?

Việc phá sản của 1 ngân hàng thực ra không hề đơn giản, nếu bạn đang lo lắng về vấn đề ngân hàng phá sản hay không thì thực ra có rất nhiều luồng ý kiến, bởi nếu ngân hàng phá sản thì sẽ là một vấn đề lớn. Và dưới đây Nganhangaz.com sẽ có những phân tích chi tiết hơn về một số vấn đề.

+ Tình hình kinh doanh hiện tại của SCB: Trong những năm qua thì SCB là ngân hàng luôn lọt top những ngân hàng tăng trưởng xuất sắc ở Việt Nam => chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang trên đà phát triển.

+ Doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng SCB trong năm 2020 – 2021, tính đến tháng 12 năm 2021 lợi nhuận trước thuế tăng trưởng ấn tượng khi đạt 1.377 tỷ đồng, và ngân hàng vươn lên dẫn đầu trong các ngân hàng có tổng tài sản dẫn đầu ở Việt Nam.

+ Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng giảm rõ rệt và được cải thiện duy trì ở mức 1,11%.

Về cơ bản đánh giá ở tình hình doanh thu ở mức ổn định, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể, vậy nên về mặt tài chính ngân hàng hoàn toàn ở mức bình thường. Đó là theo những thông tin cung cấp của ngâ nhàng. Tuy rằng trong 2 năm qua ngân hàng liên tục thay đổi về lãnh đạo nhưng thương hiệu của ngân hàng được nhận diện tốt hơn so với trước đây.

Việc ngân hàng SCB có phá sản hay không hay có khả năng phá sản trong tương lai hay không thì cũng không ai dám khẳng định, trước đây NHNH Việt Nam không có luật về ngân hàng phá sản nhưng hiện tại đã có. Và cụ thể quy định về ngân hàng phá sản được quy định trong luật pháp như sau:

Ngân hàng sẽ phá sản trong những trường hợp sau:

+ Ngân hàng sẽ phá sản khi ngân hàng không đủ khả năng tài chính không đủ tài sản lưu động để chi trả các khoản tiền nợ, các nghĩa vụ thanh toán của mình.

+ Ngân hàng sẽ đưa thủ tục phá sản, sau đó NHNH sẽ tiến hành kiếm soát và có nhiều biện pháp hỗ trợ, sau đó đến khi không thể cứu vãn thì ngân hàng Nhà Nước mới đưa ra quyết định chính thức về ngân hàng phá sản.

Và thường thì ngân hàng Nhà Nước sẽ mua lại các ngân hàng, nếu đặt trong kịch bản ngân hàng SCB phá sản thì sẽ có ngân hàng Nhà nước mua lại. Vậy nên ngân hàng sẽ không phá sản chỉ là chuyển chủ sở hữu mà thôi. Trong trường hợp hiện tại số lượng khách hàng đang rút vốn, tiền gửi vào SCB đang tăng lên và chưa có dấu hiệu ngừng, nên đây cũng là điều đang lo ngại nhất.

Nhiều người chấp nhận lỗ, không có lời khi gửi tiết kiệm để rút tiền từ ngân hàng SCB, và nếu như cá nhân và tổ chức không dừng lại việc rút tiền thì việc thâm hụt vốn, cũng như khả năng thanh toán 1 lần của scb không đáp ứng sẽ có rất nhiều vấn đề khác được đặt ra.

Sự thật ngân hàng SCB bị bắt

Không có bất kỳ thông tin nào chứng minh ngân hàng SCB bị bắt, những thông tin mà mọi người đọc là hoàn toàn không chính xác. Ngân hàng SCB bị bắt chỉ là tin đồn, những thông tin đó không có căn cứ, vậy nên mọi người không nên tin vào nếu chưa có bất kỳ thông báo hay văn bản chính thức nào của bên Ngân Hàng Nhà nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền.

Nếu SCB phá sản thật, người gửi tiền có mất tiền không?

Nếu đặt ra kịch bản ngân hàng SCB phá sản thật thì người gửi tiền sẽ làm sao không, số tiền họ gửi vào ngân hàng có mất không. Thì theo đúng quy định, thì nếu ngân hàng phá sản thì bên ngân hàng sẽ thanh lý, bán tài sản và đối tượng người gửi sẽ được thanh toán trước theo quy định.

Hiện tại những thông tin mà mọi người tiếp cận về SCB trên mạng đều chỉ là tin đồn, nhưng chưa có bất kỳ thông tin công bố chính thức nào. Và bên SCB cũng đưa ra các thông cáo báo chí để thông báo rõ về các nội dung liên quan.

Và bên cạnh đó thì NHNN Việt Nam cũng đã có những khuyến cáo cho người gửi tiền, cũng đưa ra các thông tin giải quyết để người gửi tiền yên tâm hơn. Vậy nên nếu đặt trường hợp ngân hàng phá sản thật thì vẫn có giải pháp tốt cho mọi người để quyền lợi cho người gửi tiền.

Với những thông tin chia sẻ về ngân hàng SCB trên đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về ngân hàng này, qua đó cũng có những nhận định và thông tin đánh giá khách quan hơn trong việc lựa chọn sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Và đặc biệt chúng ta nên có góc nhìn đánh giá phù hợp, để tránh ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân mình.

Tìm kiếm liên quan:

  1. Các loại thẻ ATM ngân hàng SCB bank và biểu phí dịch vụ 
  2. Gửi Tiết Kiệm Ngân Hàng SCB Có An Toàn Không