Thursday, 21 Nov 2024
Tài chính Vay Vốn

Write off nợ xấu trong ngân hàng là gì?

Write off là gì? Write off nợ xấu được hiểu là quá trình xóa bỏ nợ xấu, các khoản nợ khó đòi ra khỏi bảng cân đối kế toán, và cụ thể đối với ngân hàng có nghĩa là ngân hàng sẽ xóa bỏ các khoản nợ vay khó đỏi ra khỏi bảng cân đối kế toán. Và ngay dưới đây Ngân hàng AZ sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Write off nợ xấu trong ngân hàng là gì? quy trình thực hiện ra sao.

Write off là gì?

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi, nợ không có khả năng chi trả, nợ quá hạn 30 ngày so với thời hạn trả nợ trên hợp đồng vay vốn. Và phân chia theo nhóm nợ, thì những nhóm nợ 3, 4,5 có nghĩa là nợ quá hạn từ 30 ngày trở lên và không có gia hạn lại nợ.

Nợ xấu hiện là tình trạng chung mà các ngân hàng và công ty cho vay tài chính gặp phải, trước tình hình kinh tế khó khăn việc người vay không đủ khả năng trả nợ hoặc cố tình không trả nợ gia tăng lên rất nhiều. Các ngân hàng đối mặt với tỷ lệ nợ xấu cao.

Nợ xấu không chỉ có trong ngân hàng, trong ngành tài chính mà ngay cả các doanh nghiệp cũng gặp tình trạng nợ xấu, các doanh nghiệp cũng cho vay nợ nhưng không thể đòi được, hoặc bên nợ không đủ khả năng trả nợ khi đến thời hạn là chuyện phổ biến.

Write off nợ xấu là gì?

Write off hay còn gọi là xóa bỏ, loại bỏ là quá trình kế toán xóa bỏ 1 khoản nợ nào đó khỏi sổ sách và tài khoản dự trữ lỗ khoản vay. Cụ thể thì Write off nợ xấu chính là quá trình loại bỏ khoản nợ cho vay không thể thu hồi khỏi bảng cân đối kế toán.

Write-off-no-xau
Ý nghĩa Write off nợ xấu trong ngân hàng

Ngân hàng là nơi tồn động rất nhiều khoản nợ khác nhau, bởi đây là nơi cho vay tiền nhiều nhất và các ngân hàng nào cũng duy trì tỷ lệ nợ xấu hàng năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu này phải duy trì ở mức độ cho phép. Một khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao thì việc tìm chọn xử lý nợ xấu sẽ là giải pháp để giấu đo hoặc che lại những thua lỗ, những vấn đề của ngân hàng về mặt sổ sách, trên báo cáo tài chính.

Write off trong ngân hàng khác với Write off doanh nghiệp, về cơ bản thì mục đích là như nhau nhưng đặc điểm sẽ hoàn toàn khác nhau, bởi mô hình cũng như bản chất hoạt động của 2 lĩnh vực, ngành nghề này hoàn toàn khác nhau.

Write off nợ xấu ảnh thế nào đến ngân hàng

Ngân hàng với sản phẩm cho vay tài chính là một trong những hướng đi để duy trình sự hoạt động của mình. Bên cạnh các doanh nghiệp, cá nhân được vay vốn thì ngân hàng cũng có lợi, bởi từ hoạt động cho vay có thể kiếm được tiền lãi, mang lại doanh thu cho ngân hàng của mình.

Tuy nhiên, việc cho vay thì luôn tồn tại các rủi ro lớn, bởi khi cho vay khả năng người vay trả nợ đúng hạn, có đủ khả năng trả nợ hay không còn tùy thuộc vào tương lai. Đặc biệt các khoản vay doanh nghiệp, một khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì việc đòi nợ là không hề dễ dàng, và các khoản cho vay sẽ khó đòi lại được.

Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng, và theo Nganhangaz.com thì sẽ có một số vấn đề sau:

+ Hoạt động cho vay của ngân hàng thiếu hiệu quả thấp, cho thấy ngân hàng xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đối với sản phẩm cho vay không hiệu quả.

+ Hoạt động tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, tính thanh khoản thấp.

+ Hạ thấp uy tín của ngân hàng, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thấp so với các ngân hàng khác

+ Ngân hàng hoạt động kinh doanh thua lỗ, thâm hụt tài chính vì khoản nợ không thể thu hồi

Và nếu như thực hiện Write off nợ xấu thì giúp cho ngân hàng giảm thiểu thua lỗ trên báo cáo tài chính, bởi khoản nợ khóa đòi đó đã bị xóa khỏi bảng cân đối kế toán, việc thua lỗ hay khoản lỗ này chỉ được duy trì trong nội bộ, còn việc công bố ra bên ngoài thì không có khoản nợ này, bởi nó đã được xóa khỏi bảng cân đối kế toán hàng năm của ngân hàng.

 Xu-ly-no-xau
Cách xử lý nợ xấu ngân hàng

Về cơ bản thì thực hiện write off nợ xấu là có lợi cho ngân hàng, bởi dấu đi tình trạng nợ xấu nghiêm trọng của ngân hàng, đáng ra nợ xấu của ngân hàng trên thực tế rất nhiều nhưng nhờ vào thủ thuật kế toán này mà giấu đi được một phần nào đó, giúp cho ngân hàng hoạt động ổn định hơn cũng như huy động vốn giải cứu.

Mục đích của Write Off nợ xấu trong ngân hàng

Việc xóa bỏ nợ xấu trong doanh nghiệp đa phần mục đích chính là để giảm thuế, công ty sẽ không phải chịu thuế. Và dươi đây là những mục đích mà các ngân hàng.

+ Giá trị sổ sách của khoản cho vay này được ghi giảm xuống zero: Khi thực hiện xóa bỏ khoản vay khó đòi ra khỏi bảng cân đối kế toàn, thì về giá trị sổ sách khoản vay này trên sổ sách là không có.

Về cơ bản việc xử lý nợ xấu của ngân hàng chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán, còn nó không có ý nghĩa gì về việc giảm thiểu rủi ro ngân hàng khi nợ xấu quá cao hay huy động tiền gửi của ngân hàng tăng hay giảm cả. Khi ngân hàng công bố nợ xấu và họ tiến hành Wirte off nợ xấu đó thì có nghĩa họ trích lập dự phòng từ số nợ xấu đó và đồng thời vốn sở hữu của ngân hàng đã giảm xuống tương được với số nợ xấu hiện tại.

Và nói chính xác mục đích chính của xóa bỏ nợ xấu của ngân hàng đó là giấu đi khoản nợ của mình, đang cố giấu đi những khoản nợ khó đòi và có thể không đòi được của mình về mặt sổ sách trên báo cáo tài chính, còn về thực tế nó vẫn tồn tại đó và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Thậm chí mục đích chính của Write off trong nợ xấu trong ngân hàng là để giấu đi tình hình kinh doanh thua lỗ, giấu đó việc ngân hàng phá sản để tiếp tục hoạt động trên mặt sổ sách, tránh ảnh hưởng đến dư luận, ảnh hưởng đến khách hàng của ngân hàng. Hoặc có thể là để chuẩn bị cho các kế hoạch khác trong tương lai của ngân hàng mà không làm cho tình hình hoạt động của ngân hàng trở nê tồi tệ hơn.

Làm thế nào để Write off nợ xấu

Để xóa nợ khó đòi trong ngân hàng thì các ngân hàng thường sẽ áp dụng các phương pháp, nhưng trong đó có 2 phương pháp xóa nợ xấu phổ biến được sử dụng hiện nay.

Phương pháp khấu trừ trực tiếp

Đây là phương pháp được áp dụng nhiều khi thực hiện write off nợ xấu cụ thể của phương pháp này đó chính là tổn thất được tính vào Chi phí nợ khó đòi. Chi phí nợ khó đòi sẽ chỉ hiển thị tổn thất thực tế từ các khoản không thể thu hồi.

 Cach-xoa-no-xau-trong-ngan-hang
Cách xóa nợ xấu trong ngân hàng

Như vậy có nghĩa là các khoản nợ khó đòi sẽ được chuyển thành chi phí chứ không phải liên quan đến doanh thu, nên nếu như sử dụng phương pháp này thì sẽ áp dụng trực tiếp vào từng kỳ doanh thu của ngân hàng, các khoản nợ xấu sẽ được xóa bằng cách chuyển thành hi phí nợ xấu, nó không phải là nợ xấu và nó sẽ không thấy nó trong báo cáo tài chính.

Phương pháp kế toán dự phòng

Phương pháp kế toán dự phòng được xem là phương pháp Witre off nợ xấu được các ngân hàng áp dụng nhiều nhất hiện nay, sẽ được thực hiện vào cuối mỗi kỳ. Phương pháp này sẽ thực hiện qua việc kết hợp giữa chi phí và doanh thu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Theo phương pháp này thì mọi khoản xóa nợ khó đòi đều được ghi nợ vào tài khoản dự phòng chứ không phải Chi phí Nợ khó đòi.

Với phương pháp này sẽ tác động trực tiếp lên bảng cân đối kế toán:

+ Các khoản phải thu khó đòi được ước tính và khớp với doanh thu của ngân hàng trong cùng kỳ kế toán

+ Các khoản nợ khó đòi ước tính được ghi nhận là khoản tăng Chi phí Nợ khó đòi và khoản tăng Dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi (một tài khoản đối ứng tài sản) thông qua bút toán điều chỉnh vào cuối mỗi kỳ.

+ Các khoản không thể thu hồi thực tế được ghi nợ vào Dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi và được ghi có vào các khoản phải thu tại thời điểm tài khoản cụ thể được xóa sổ vì không thể thu hồi.

Với những giải thích về Write off là gì? trên đây thì mọi người có thể hiểu rõ hơn về việc xử lý nợ xấu của ngân hàng hiện nay. Qua đó cũng có thể thấy, những thông tin kinh doanh trên báo cáo tài chính hay trên bảng cân đối kế toán không hoàn toàn đúng sự thật, có thể đằng sau đó đã có quá quá trình xử lý nợ xấu, nên khi đánh giá về tình hình kinh doanh của 1 ngân hàng, tỷ lệ lệ nợ xấu họ công bố đôi khi thấp hơn những gì đang tồn tại.

Tìm kiếm liên quan:

  1. Ngân hàng 0 Đồng là gì? Yếu Kém Nhất Việt Nam?
  2. Mã Điện Chuyển Tiền Thành Công Của Các Ngân Hàng Là Gì?
  3. Ngân hàng ECB là ngân hàng gì?