Saturday, 20 Apr 2024
Tài khoản Thẻ ATM

Tài khoản thu phí thường niên là gì? Làm cách gì để giảm bớt tiền

Nhiều khách hàng thắc mắc liệu phí thường niên hàng tháng của mình sẽ được trừ vào tài khoản nào? Có cách nào giảm bớt hay miễn phí mức phí này không? Cùng Nganhangaz tìm hiểu cụ thể về loại tài khoản này thông qua nội dung chia sẻ dưới đây.

Tài khoản thu phí thường niên là gì?

Phí thường niên là gì?

Để biết được tài khoản thu phí thường niên là gì? thì trước tiên phải hiểu được phí thường niên là loại phí như thế nào?

Phí thường niên là mức phí chi trả hàng năm mà khách hàng phải đóng cho ngân hàng để duy trì tính năng của các dịch vụ tài chính tại ngân hàng. Thời gian thi phí được tính trong năm tính từ thời điểm khách hàng đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng.

Ngân hàng sẽ trừ khoản phí trực tiếp vào tài khoản thu phí thường niên của khách hàng. Riêng thẻ tín dụng thì sẽ tính vào hạn mức tháng thu phí và trường hợp không có tiền trong tài khoản thì sẽ chuyển qua lần sau khi có tiền trong tài khoản.

Mỗi loại thẻ sẽ quy định mức phí thường niên khác nhau. Cụ thể:

  • Thẻ ghi nợ hay thanh toán nội địa: 0 – 100.000 VNĐ
  • Thẻ thanh toán quốc tế: 0 – 5000.000 VNĐ
  • Thẻ tín dụng: dựa vào hạn mức thẻ

Tài khoản thu phí thường niên là số nào?

Thực ra, tài khoản thu phí thường niên chính là số tài khoản ATM hay số tài khoản thẻ tín dụng, số tài khoản thẻ thanh toán,… giúp cho bạn có thể thực hiện việc chi trả phí thường niên cho tài khoản của bạn đảm bảo hoạt động giao dịch tài chính của bạn diễn ra nhanh chóng.

tai-khoan-thu phi-thuong-nien
Tài khoản thu phí thường niên là con số nào

Tài khoản này sẽ được cung cấp cho khách hàng khi bạn làm thẻ ATM tại ngân hàng. Đến ngày nhận thẻ bạn sẽ nhận được phong bì có số tài khoản thu phí thường niên và mã pin cho bạn. Ngân hàng sẽ trừ trực tiếp vào tài khoản khi phát sinh các dịch vụ ngân hàng.

Cách làm giảm bớt phí thường niên

Mặc dù, mức phí thường niên hằng tháng không quá cao, tuy nhiên với nhiều người cảm thấy số tiền đó khá lớn. Vậy cách làm giảm bớt hay không mất phí thường niên có thể không?

Hiện nay, các ngân hàng hỗ trợ khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng với mức phí thường niên thấp hoặc miễn phí bằng nhiều cách khác nhau cho mọi người lựa chọn.

Sử dụng thẻ tích điểm

Việc tích điểm thưởng giảm bớt phí thường niên đang được một số ngân hàng áp dụng dành cho khách hàng. Trong đó, tiên phong cho việc tích lũy điểm thưởng quy đổi phí thường niên chính là thẻ tín dụng ngân hàng VPBank. Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng hỗ trợ cách giảm phí thường niên này như:

  • Ngân hàng HSBC
  • Ngân hàng MSB
  • Ngân hàng Citibank
  • Ngân hàng Vietinbank,…

Một số thẻ ngân hàng phát hành hỗ trợ miễn phí thường niên cho khách hàng. Tuy nhiên, chỉ một số thẻ áp dụng, chứ không phải tất cả. Nhưng không phải miễn phí trọn đời mà áp dụng cho tầm 1 – 2 năm, dù ít nhưng có cũng hơn không.

Đề nghị thỏa thuận với ngân hàng

Nhiều người cho rằng phí thường niên là con số cố định bắt buộc phải chi trả cho ngân hàng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thỏa thuận với ngân hàng về việc cắt giảm mức phí này trước khi phát hành.

Lưu ý: Chỉ có thể thỏa thuận trước khi phát hành thẻ còn sau đó thì không thể được. Bởi, một khi đã phát hành thẻ thì mức phí sẽ cố định không thay đổi được.

Tận dụng các chương trình khuyến mãi

Một số ưu đãi từ chương trình lên tới 30 – 50% có thể áp dụng cho việc chủ thẻ khi mua sắm. Số tiền đó sẽ bù đắp vào phần phí bạn chi trả cho phí thường niên tại ngân hàng.

Đáp ứng điều kiện của ngân hàng

Trước khi mở thẻ thì một số ngân hàng sẽ tư vấn hoặc có thể khách hàng tìm hiểu và chủ động đề nghị giảm mức phí thường niên. Dù, thời gian ít nhưng có thể sẽ giúp phần nào mức phí cho bạn.

Bạn sẽ tìm hiểu các tiêu chí mà ngân hàng đưa ra  để có thể hưởng mức phí thường niên bị giảm bớt như tháng nào cũng giao dịch tài khoản, năm nào cũng có chi tiêu việc mua sắm, thanh toán tối thiểu bao nhiêu đó sao cho đáp ứng được điều kiện đưa ra.

Khóa các thẻ không có nhu cầu sử dụng

Đây là cách giúp bạn cắt giảm được mức phí thường niên cho việc không sử dụng thẻ. Được gọi là một cách sử dụng hợp lý và thông minh của người dùng.

Bạn sở hữu với nhiều loại tài khoản thẻ, nhưng chỉ thực sự sử dụng với một số thẻ cần thiết. Do đó, dù không sử dụng nhưng phí thường niên vẫn cứ trừ như thường lệ. Bởi vậy, cách tốt nhất nên tiến hành khóa thẻ để tránh việc nợ xấu hay trừ tiền vô lý.

Sử dụng thẻ phụ thay thẻ chính

Thêm vào đó, ngân hàng hỗ trợ khách hàng thêm thẻ phụ, với tính năng thì không khác gì thẻ chính nhưng mức phí thường niên và các khoản phí khác sẽ giảm bớt mỗi năm.

Hơn nữa, một số ngân hàng áp dụng thẻ phụ không bị tính phí thường niên. Đây cũng là một cách tiết kiệm và tiết giảm khoản tiền chi trả cho phí thường niên tại ngân hàng khi mở tài khoản.

Phí thường niên của một số ngân hàng hiện tại

Mỗi ngân hàng sẽ có mức phí thường niên quy định khác nhau.  Dưới đây là các mức phí thường niên chung tại các ngân hàng( chưa tính tùy loại thẻ)

Tên ngân hàngMức phí thường niên
NH Bản ViệtMiễn phí( kèm điều kiện)
NH Vietcombank100.000 VNĐ
NH Agribank100.000 VNĐ
NH BIDV200.000 VNĐ
NH Đông Á200.000 VNĐ
NH VPBank250.000 VNĐ
NH Eximbank300.000 VNĐ

Không đóng phí thường niên được không?

Nhiều người thắc mắc rằng, liệu không đóng phí thường niên sẽ như thế nào? có được hay không? Bởi vì, khoản phí này là khoản phí bắt buộc đảm bảo việc thanh toán của bạn được thực hiện nhanh chóng. Do đó, bạn không thể không đóng mức phí này. Trường  hợp không đóng thì:

Đối với thẻ tín dụng: sẽ đưa vào danh sách nợ xấu trên CIC. Nó sẽ ảnh hưởng đến sự uy tín của bạn với ngân hàng và gây khó khăn trong việc vay vốn sau này tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng khác.

Đối với thẻ trả trước: Nếu khách hàng sử dụng loại thẻ này nếu tài khoản không có tiền thì ngân hàng sẽ thu bù cho lần nạp tiền vào tài khoản của bạn. Trường hợp, khách hàng không sử dụng tài khoản đó nữa thì mức phí này sẽ tính vào tổn thất của ngân hàng.

Bài viết trên chia sẻ mọi người thông tin về tài khoản thu phí thường niên là gì? Cách giảm bớt tiền cho việc thanh toán khoản phí thường niên? Mong rằng, với thông tin trên phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn và áp dụng khi cần thiết.

Xem thêm: