Wednesday, 11 Dec 2024
Thẻ ATM Thẻ Tín dụng

Bạn đã biết về hạn mức thẻ tín dụng chưa? Cách kiểm tra hạn mức

Hạn mức thẻ tín dụng là yếu tố tiên quyết để bạn cân nhắc lựa chọn thẻ phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, vẫn còn khách hàng chưa hiểu rõ bản chất của hạn mức thẻ tín dụng và các cách nâng cao hạng mức của thẻ. Mời bạn đọc bài viết sau đây!

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa được các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cung cấp. Bạn có thể chi tiêu tối đa dựa trên hạn định mức này. 

Hạn mức thẻ tín dụng là gì?
Bản chất của hạn mức thẻ tín dụng

Khi phát hành thẻ tín dụng, mỗi ngân hàng sẽ cung cấp hạn mức tín dụng tối thiểu và hạn mức tín dụng tối đa khác nhau tùy vào từng loại thẻ. Ngoài ra, khi cùng sử dụng chung một loại thẻ, hạn mức tín dụng vẫn có sự khác nhau cho từng khách hàng. 

Trong các trường hợp đặc biệt, một vài ngân hàng sẽ chấp nhận giao dịch vượt quá hạn mức. Cùng với đó, ngân hàng cũng sẽ tính chi phí cho số tiền vượt qua hạn mức quy định. Do đó, bạn nên kiểm tra thêm chi phí vượt hạn mức của mỗi ngân hàng. 

Các yếu tố xác định hạn mức tín dụng

Nếu xét về bản chất, số tiền bạn chi tiêu hoặc rút ra từ thẻ tín dụng tương tự như một khoản vay ngân hàng. Do đó, độ tín nhiệm càng cao đồng nghĩa với việc bạn sẽ vay được nhiều tiền hơn. Vậy ngân hàng làm cách nào để đánh giá được mức độ uy tín của bạn? Sau đây là các yếu tố quan trọng để ngân hàng cung cấp hạn mức thẻ tín dụng:

  • Thu nhập: 

Thu nhập là yếu tố lớn ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng của bạn. Khi nộp hồ sơ đăng ký làm thẻ tín dụng, bạn phải chứng minh thu nhập hàng tháng của mình. Nếu thu nhập cao, ổn định thì ngân hàng sẽ phê duyệt hạn mức tín dụng cao và ngược lại. 

  • Công việc: 

Công việc ổn định phản ánh việc bạn có khả năng thanh toán nợ trong dài hạn. Vì vậy, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng nghề nghiệp trong hồ sơ đăng ký tài khoản tín dụng của bạn. 

  • Lịch sử tín dụng:

Nợ xấu phản ánh lịch sử tín dụng không tốt. Chưa dừng lại ở đó, ngân hàng sẽ kiểm tra thêm các thông tin như bạn có đang sở hữu nhiều thẻ tín dụng không, thói quen chi tiêu, thói quen thanh toán và hoàn trả,… những thông tin trên sẽ giúp ngân hàng đánh giá và cấp hạn mức thẻ tín dụng cho bạn.

ALT: Có ba yếu tố quyết định hạn mức thẻ tín dụng của khách hàng
Lịch sử tín dụng sẽ ảnh hưởng đến hạn mức thẻ tín dụng 

Sau quá trình đánh giá, ngân hàng sẽ quyết định loại thẻ cũng như hạn mức hợp lý với khả năng chi trả của mỗi khách hàng. 

Thẻ tín dụng có những loại hạn mức nào?

Hạn mức thẻ tín dụng sẽ được quy định tùy vào mỗi ngân hàng và không có số tối đa. Theo đó, hạn mức thẻ tín dụng tại Việt Nam được xếp theo 4 cấp độ dưới đây:

Hạn mức cơ bản

Hạn mức cơ bản là mức chi tiêu được ngân hàng cung cấp cho các khách hàng có thu nhập trung bình thấp. Hạn mức cơ bản nằm trong khoảng 10 – 50 triệu đồng.

Hạn mức trung bình 

Cao hơn hạn mức cơ bản, hạn mức trung bình được ngân hàng cấp trong khoảng 50 – 80 triệu đồng tùy vào từng loại thẻ và các điều kiện đi kèm của ngân hàng. 

Hạn mức cao

Hạn mức thẻ tín dụng cao sẽ dành cho nhóm khách hàng có thu nhập cao, ổn định và có nhu cầu dùng thẻ có hạn mức lớn. Đối với hạn mức này, số tiền được ngân hàng cung cấp dao động từ 80 triệu trở lên. 

Hạn mức đặc biệt

Chỉ có khách hàng VIP của ngân hàng mới được sở hữu hạn mức này. Thông thường, hạn mức đặc biệt sẽ chạm mốc vài tỷ đồng. Tuy nhiên, để sở hữu được hạn mức kể trên, khách hàng phải trải qua quá trình đánh giá, kiểm duyệt rất nghiêm ngặt của các ngân hàng. 

Cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng

Để biết mình được cấp loại hạn mức nào, bạn có thể sử dụng một trong các cách sau đây:

Kiểm tra sao kê thẻ tín dụng 

Hạn mức tín dụng, lịch sử giao dịch, ngày đến hạn thanh toán sẽ được thể hiện trong bản sao kê được gửi đến bạn hàng tháng.

Kiểm tra qua Internet Banking 

Để kiểm tra hạn mức tín dụng, bạn có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng bằng smartphone hoặc máy tính, sau đó chọn thẻ tín dụng xuất hiện tại menu để xem hạn mức tín dụng được cấp.

Kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng bằng Internet Banking
Nên kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng để có kế hoạch chi tiêu hợp lý

Gọi đến số hotline 

Bạn có thể gọi đến tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng và yêu cầu các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng. 

Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đến trực tiếp các chi nhánh của ngân hàng phát hành thẻ để nhờ nhân viên kiểm tra hạn mức tín dụng của mình.

Kiểm tra qua máy ATM 

Cuối cùng, bạn cũng có thể kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng bằng máy ATM với thao tác đơn giản là cho thẻ vào máy như khi rút tiền.

Cách kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng qua máy ATM
Có 5 cách phổ biến để kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng 

Biết được hạn mức tín dụng sẽ giúp bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý, hạn chế các trường hợp chi tiêu vượt hạn mức. Ngoài ra, nếu trước đây bạn đã sử dụng thẻ tín dụng và bây giờ đăng ký lại một thẻ tín dụng khác, hạn mức thẻ tín dụng mới vẫn có thể khác so với thẻ tín dụng trước đó của bạn. 

Cách nâng cao hạn mức thẻ tín dụng 

Có 2 cách giúp bạn tăng hạn mức thẻ tín dụng như sau: 

Tăng hạn mức tín dụng tự động

Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét thói quen chi tiêu bằng thẻ tín dụng của bạn và tự động nâng cao hạn mức. Ngân hàng sẽ thông báo khi hạn mức tín dụng của bạn thay đổi, nếu bạn không đồng ý có thể trao đổi lại với ngân hàng để đề xuất giữ nguyên hạn mức cũ.

Yêu cầu tăng hạn mức 

Trong trường hợp bạn có nhu cầu chi tiêu cao hơn và muốn được tăng hạn mức thẻ tín dụng nhưng ngân hàng chưa tự động tăng bạn có thể gửi yêu cầu đề xuất thay đổi hạn mức. 

Trước khi yêu cầu, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như: đơn yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng, sao kê thu nhập và các hợp đồng lao động để đề xuất dễ dàng được phía ngân hàng chấp thuận.

Lời kết 

Nội dung trên là toàn bộ các thông tin về hạn mức thẻ tín dụng, cách kiểm tra hạn mức cũng như cách nâng cao hạn mức thẻ tín dụng mà bạn cần nắm rõ. Để có thêm nhiều thông tin về hạn mức thẻ tín dụng bạn có thể liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng MBBank để có được thông tin chi tiết. Theo dõi MBBank ngay để cập nhập thêm nhiều thông tin tài chính hữu ích nhé!