Tuesday, 26 Nov 2024
Kiến thức đầu tư Thị trường Chứng khoán

Công Thức và Cách Tính Phần Trăm Lãi Lỗ trong Chứng Khoán

Phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán phản ánh giá trị cổ phiếu đó có tiềm năng để mua hay không, khi nào nên mua, khi nào nên bán cổ phiếu giúp bạn thu được lợi nhuận tuyệt đối. Dựa trên công thức và cách tính phần trăm lãi suất chứng khoán mà Ngân Hàng AZ gợi ý dưới đây, sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn khi đầu tư chứng khoán nói chung và cổ phiếu, trái phiếu nói riêng.

Ý nghĩa phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán

Phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán, hay còn được gọi với thuật ngữ quen thuộc là tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu, trái phiếu khi đầu tư. Đây là chỉ số rất quan trọng ảnh hưởng đến nhận định đầu tư của mỗi người cũng như dựa vào đó, có thể quyết định tiếp tục đầu tư vào mã cổ phiếu đó hay không, trong chứng khoán thì chỉ số này chính là EPS, là lãi trên mỗi cổ phiếu cần thiết cho quyết định đầu tư của cá nhân.

Chỉ số EPS này được tính dựa trên tỷ lệ lợi nhuận ( hoặc thua lỗ) trên số vốn đầu tư ban đầu bỏ ra, nếu phần trăm lợi nhuận càng lớn chứng tỏ nhà đầu tư thành công trong giao dịch cổ phiếu đó, ngược lãi phần trăm thấp thì chứng tỏ nhà đầu tư mất đi khá nhiều tiền vốn ban đầu bỏ ra cho quyết định đầu tư này.

Bên cạnh đó chỉ số phần trăm lợi nhuận, lỗ của cổ phiếu trong chứng khoán giúp nhà đầu tư có để nhận định được mã cổ phiếu đó có tiềm năng hay không, kết hợp với giá thị trường, các chỉ số cơ bản khác để quyết định mua hoặc bán cổ phiếu nếu

+ Chênh lệch giữa phần trăm lãi lỗ cổ phiếu cao hơn ban đầu thì nhà đầu tư có thể cân nhắc bán cổ phiếu

+ Ngược lại nếu phần trăm đó thắp thì nhà đầu tư có thể xem xét nên bán cổ phiếu B/M thấp và mua cổ phiếu có B/M cao.

Công thức và cách tính phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán

Cách tính tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu là tỷ lệ phần trăm lợi nhuận tính trên vốn đầu tư ban đầu của nhà đầu tư khi mua cổ phiếu. Biểu thị cho tỷ lệ phần trăm mức lợi nhuận thu được trên giá trị khoản vốn ban đầu bỏ ra, như vậy bạn có thể ước chừng được khoản phần trăm thu được nếu giá trị cổ phiếu tại thời điểm mua và thời điểm bán, và xác định được nên đặt vốn vào mã cổ phiếu này hay không.

Công thức tính như sau

R ( e) = ( D1+ P1 + P0)/P0 = D1/P0 = ( P1 – P0)/P0

Trong đó

+ P0: giá 1 cổ phiếu tại thời điểm mua ( đầu kỳ)

+ P1: giá 1 cổ phiếu tại thời điểm cuối kỳ

+ D1: cổ tức trên 1 cổ phần nhà đầu tư nhận được trong năm

+ D1/P0: tỷ suất cổ tức

+ ( P1 – P0)/P0: tỷ suất lời vốn

Cụ thể nhìn vào ví dụ thực tế bạn sẽ dễ hiểu hơn và đơn giản hóa cách tính phần trăm lời lỗ cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán:

Nhà đầu tư bỏ 1.000.000 đồng để mua cổ phiếu của công ty X với thời hạn trong 1 năm. Sau thời hạn 1 năm nhà đầu tư nhận được số tiền 1.100.000 đồng bao gồm 100.000 đồng tiền lãi. Từ đó ta có được tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư trên

=>>> R(e) = 100.000/1.000.000 = 10%/năm

Công thức tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu

R = ( FV/PV)^( 1/n) – 1

Trong đó

+ R: tỷ suất sinh lợi

+ n: Số kỳ nhận được

+ PV: Số tiền đầu tư hiện tại

+ FV: Số tiền sinh lời trong tương lai

Ví dụ để tính tỷ lệ lãi suất sinh lời trong trường hợp này của cổ phiếu mỗi kỳ nhận cổ tức từ doanh nghiệp như sau

Cuối năm 2012:Nhà đầu tư mua 10.000 CP giá 25.000 VND/CP => Tổng giá trị đầu tư 250.000.000 VND

Năm 2013, công ty chia cổ tức tiền mặt 22% là 2.200 VND/CP => Tổng nhận được 22.000.000 VND

Kỳ tiếp theo năm 2014, nhận được cổ tức tiền mặt 28% là 2.800 VND/CP => Tổng nhận được 28.000.000

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận của chứng khoán

Năm 2015, công ty chia cổ tức bằng cố phiếu tỷ lệ 30% => Nhận thêm 3.000 CP, tổng là 13.000 CP

Năm 2016, Công ty tiếp tục chia cổ tức bằng tiền mặt 30% là 3.000 VND => Tổng thực nhận 39.000.000 VND

Năm 2017, Công ty tiếp tục chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 40% nhận thêm 5.200 CP, tổng số cổ phần sở hữu 18.200 CP

Cuối năm 2018, công ty chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 40% mỗi cổ phiếu nhận 4.000 VND => tổng nhận được 72.800.000 VND

Ngay thời điểm này cổ phiếu đang giá tốt nên nhà đầu tư quyết định bán ở mức giá cổ phiếu 37.000 VND/CP với 18.200 số cổ phiếu nhà đầu tư có được, tổng thực nhận 673.000.000 VND.

Từ ví dụ trên ta có thể tính được phần trăm lời lãi cổ phiếu như sau

PV = 250.000.000

FV = 673.000.000

n = 6

R = (673.000.000/250.000.000)^(1-6) – 1 = 24.85%

Vậy tỷ suất sinh lợi cổ phiếu của quá trình đầu tư này đạt 24.85%, trong quá trình tính toán để đơn giản hóa cách tính thì các tổ chức tài chính căn cứ vào việc chia cổ tức và chia tách cổ phiếu để tính được giá trị cổ phiếu điều chỉnh.

Cách tính tỉ suất lợi nhuận của trái phiếu dài hạn

Đối với các loại trái phiếu dài hạn thì thường kéo dài từ 30 năm, hoặc trái phiếu vĩnh cữu, các nhà đầu tư ít khi giữ chứng khoán đến hạn nên lãi suất nhận được không phản ánh được đúng tỷ lệ lợi nhuận khi năm giữ các loại này.

Dựa trên vốn đầu tư bỏ ra ban đầu cho việc đầu tư trái phiếu dài hạn hoặc cổ phiếu vô thời hạn thì công thức tính tỷ suất lợi nhuận ( phần trăm lãi lỗ chứng khoán) như sau

R = ( Pt + 1 – Pt + C)/Pt * 100%

Trong đó

Pt + 1: là giá chứng khoán ở thời điểm t+1 và T

C: khoản thu nhập bằng tiền do nắm giữ chứng khoán trong thời gian từ T đến T + 1

Cụ thể nếu bạn đầu tư trái phiếu với giá 95.000 đồng, mệnh giá 100.000 đồng và lãi suất coupon là 10%. Trong một năm giữ trải phiếu sau đó bán đi với giá 100.000 đồng, ta có được tỷ suất lợi nhuận trong năm đó như sau

C = 100.000 * 10% * 1 = 10.000 VND

R = ( 100.000 – 95.000 + 10.000)/95.000 * 100% = 15.79%

Trong cuộc đầu tư này thì khi nắm giữ trái phiếu trong một năm nhà đầu tư có được phần trăm lợi nhuận đạt 15.79%

Công thức tính tỷ suất lợi nhuận chứng khoán bằng Excel

Đối với trường hợp nhà đầu tư không chuyên ngành tài chính, thì dựa trên các công thức tính toán phần trăm lãi lỗ chứng khoán thì khá phức tạp, đôi khi trong quá trình đầu tư còn phát sinh nhiều dòng tiền ra vào nên khi tính bằng thủ công rất mất thời gian.

Vì vậy trên Excel có công thức tính toán nhanh chóng rút gọn các bước giúp bạn tính được tỷ suất lợi nhuận chỉ với lệnh hàm: IRR.

Dưới đây là bảng tính excel tỷ suất lợi nhuận của một nhà đầu tư khi đầu tư cổ phiếu và nhận cổ tức trong nhiều năm.

Bảng tính phần trăm lãi suất trên Excel

Dữ liệu tính toán dựa trên ví dụ về nhà đầu tư nhận cổ tức nhiều kỳ của công ty X khi đầu cổ phiếu nhận cổ tức.

Phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán bao nhiêu là hợp lý

Nhìn chung thì phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán phản ánh được giá trị sinh lời mà nhà đâu tư nhận được trên mỗi cổ phiểu, nếu chỉ số phần trăm càng cao thì càng chứng tỏ cổ phiếu đó có tiềm năng khá tốt và đầu tư sinh lời cao.

Bởi nếu tính được phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán, nhà đầu tư có thể nhận định được việc giao dịch cổ phiểu, mua vào hay bán ra. Dù sao thì tỷ suất sinh lợi trong chứng khoán càng cao thì càng tốt, tuy nhiên thì cũng cần phải kết hợp với nhiều chỉ số khác mới có thể đánh giá chính xác được tiềm năng của một cổ phiếu như thị trường, quy mô hoạt động…

Những yếu tố ảnh hưởng đến phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán

Phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán, hay tỷ suất sinh lợi cổ phiếu thì đều phụ thuộc và bị tác động bởi nhiều yếu tố, vì vậy khi đầu tư, bạn cũng cần xem xét đến những yếu tố tác động như:

Thị trường chứng khoán

Giá cổ phiếu sẽ biến động theo giá thị trường, khi thị trường thay đổi thì tỷ suất sinh lời của cổ phiếu cũng sẽ nhận được nhiều hơn, nhưng ngược lại nếu mất cũng sẽ mất nhiều hơn.

Quy mô hoạt động doanh nghiệp

Quy mô hoạt động có liên quan đến thị trường và ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của cổ phiếu nhỏ và lớn. Dựa vào quy mô có thể dự đoán được cổ phiếu tăng thì nên mua cổ phiếu nhỏ bán cổ phiếu lớn.

Giá trị mỗi cổ phiếu

Giá trị cổ phiếu ảnh hưởng đến phần trăm lời lãi của cổ phiếu, do đó nhà đầu tư cần theo dõi khoản cách trung bình giữa tỷ suất sinh lời cổ phiếu B/M cao hay thấp, từ đó có thể quyết định mua cổ phiếu B/M cao hay B/M thấp.

Trên đây là công thức tính và cách tính phần trăm lãi lỗ trong chứng khoán mà chúng tôi tổng hợp được có thể giúp mọi người tính toán và đánh giá cổ phiếu trước khi quyết định đầu tư. Giá trị của phần trăm lãi lỗ phản ánh thực tế lợi nhuận và hoạt động của công ty, từ đó định giá cổ phiếu niêm yết trên sàn, dựa vào đó nhà đầu tư có thể đưa ra được quyết định đúng đắn khi lựa chọn cổ phiếu.

Tin liên quan