Ngành ngân hàng là lĩnh vực vô cùng HOT hiện nay. Là ngành – nghề đứng hàng đầu trong số những việc làm lương cao nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Chính vì vậy, không ít các sinh viên mong muốn theo học ngành này. Vậy muốn làm trong lĩnh vực ngân hàng cần học ngành gì? Học trường nào? Và điểm để vào trường là bao nhiêu? Cùng Nganhangaz.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nhân viên ngân hàng là gì?
Nhân viên ngân hàng hay còn gọi là Bank Clerk, là những người làm trong ngân hàng với nhiều vị trí khác nhau như: tài chính, tín dụng, kinh doanh, kiểm toán, giao dịch,… Nhằm đảm bảo cho ngân hàng được vận hành đúng với mục tiêu và các kế hoạch đã được đưa ra, giúp ngân hàng hoạt động tốt hơn, phát triển hơn.
Nhân viên ngân hàng là một vị trí công việc với mức lương cao, thu hút đông đảo nguồn nhân lực trong cả nước. Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp,… Vẫn đang chú trọng và giảng dạy và đào tạo cho các sinh viên thuộc chuyên ngành ngân hàng. Để sau khi ra trường có một cơ hội việc làm tốt nhất.
Muốn làm nhân viên ngân hàng học ngành gì?
Học ngành gì để sau khi tốt nghiệp được làm nhân viên trong ngân hàng là câu hỏi của nhiều tân sinh viên hiện nay. Có rất nhiều cách, nhiều ngành học khác nhau giúp bạn có một vị trí công việc trong ngân hàng thật tốt.
Nếu bạn thực sự yêu thích môi trường làm việc tại các ngân hàng trong nước. Thì những ngành nghề sau sẽ giúp bạn có một bước đệm tốt để trở thành nhân viên ngân hàng tương lai. Cụ thể:
Ngành Tài chính ngân hàng
Đây là ngành học khá tiềm năng cho các bạn sinh viên đang phân vân chọn ngành học của mình. Để trở thành nhân viên ngân hàng, bạn có thể theo học ngành Tài chính ngân hàng. Tham gia học ngành này, bạn sẽ được học những môn liên quan tới ngân hàng như: kế toán, tài chính doanh nghiệp, quy định, quản lý rủi ro,… Những môn học này sẽ hỗ trợ cho bạn để tốt nghiệp bằng kinh doanh hoặc tài chính và dễ dàng xin việc làm trong ngân hàng trên toàn quốc.
Ngành Luật
Làm ngân hàng thì phải liên quan tới tiền tệ. Mà đã liên quan tới tiền tệ thì việc am hiểu pháp luật là một điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Đảm bảo quán trình ngân hàng vận hành đúng luật pháp. Trong quá trình hoạt động, sẽ có những trường hợp xảy ra tranh chấp, tố tụng, cần nắm rõ luật để giải quyết vấn đề.
Nếu bạn học luật có thể trở thành nhân viên ngân hàng với các bộ phân liên quan như tư vấn tài chính, kiểm toán viên,… Sẽ là một lợi thế lớn để bạn dễ dàng đầu quân cho một trong những ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Ngành Kế toán
Những việc làm liên quan tới tiền bạc không thể không nhắc đến Kế Toán. Đây là một ngành học rất có cơ hội việc làm cao trong xã hội phát triển như hiện nay. Với bằng cấp kế toán, bạn có thể xin vào các vị trí liên quan tới thuế, tài chính như: chuyên gia kế toán, kiểm toán, ngân quỹ,…
Ngành Quản lý nhân Sự
Nhằm tối ưu hoá chất lượng nhân sự trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Đây là một nghề khá chất lượng. Dựa vào các kiến thức học trong ngành nhân sự này, sẽ giúp bạn tìm được những nhân viên ưu tú cho doanh nghiệp. Đồng thời bạn có thể học thêm các kiến thức về lĩnh vực tài chính để tạo lợi thế khi vào các ngân hàng lớn.
Ngành Marketing
Truyền thông và quảng bá sản phẩm/ dịch vụ là vấn đề không thể thiếu trong bất kỳ công ty, ngân hàng nào. Nhằm thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn, giúp ngân hàng được nhiều người biết đến hơn thì Marketing là công việc rất cần thiết.
Bên cạnh những ngành học kể trên, thì một số ngành như: phân tích dữ liệu, thiết kế đồ hoạ, công nghệ thông tin,… cũng là những ngành vô cùng tiềm năng để bạn xin việc trong các ngân hàng. Bởi đất nước ngày càng hiện đại, công nghệ phát triển, bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có công nghệ để tạo chỗ đứng và phát triển hơn.
Muốn làm nhân viên ngân hàng nên học trường nào?
Hiện nay, có rất nhiều trường Đại học, cao đẳng, trung cấp,… Thực hiện việc đào tạo các ngành học liên quan tới lĩnh vực tài chính, ngân hàng kể trên. Bạn có thể tự chọn cho mình trường học phù hợp với khả năng, cũng như tài chính gia đình để có thể có kết quả tốt nhất.
Sau đây là một số trường Đại học tiêu biểu có đào tạo ngành liên quan tới tài chính, ngân hàng bạn có thể tham khảo:
Trường đại học khu vực miền Bắc
+ Trường đại học Hà Nội
+ Trường đại học Thương Mại
+ Trường đại học Kinh tế quốc dân
+ Trường đại học Ngoại thương Hà Nội
+ Học viện Ngân Hàng
+ Học viện Tài Chính
+ Trường đại học Kinh tế – đại học quốc gia Hà Nội
+ …
Trường đại học khu vực miền Trung
+ Trường đại học Kinh tế – ĐH Huế
+ Trường đại học kinh tế – ĐH Đà Nẵng
+ Trường đại học Nha Trang
+ Trường đại học Quy Nhơn
+ …
Trường đại học khu vực miền Nam
+ Trường đại học Ngân hàng TPHCM
+ Trường đại học ngoại thương TPHCM
+ Trường đại học kinh tế TPHCM
+ Trường đại học Tài chính – marketing
+ Trường đại học mở TPHCM
+ Trường đại học kinh tế Luật
+ …
Ngành ngân hàng lấy mấy điểm?
Điểm xét tuyển của các trường liên quan tới tài chính, ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn theo từng năm. Đối với việc ra trường làm tại các ngân hàng uy tín tại Việt Nam thì mức điểm xét tuyển của các trường thuộc các ngành trên đều luôn có mức điểm cao hàng đầu hiện nay. Chính vì vậy, cần suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành học, cũng như trường học phù hợp với bản thân mình nhé.
Trong các ngành học kể trên, ngành tài chính ngân hàng có điểm chuẩn khá cao so với các ngành học khác của các trường đại học, và luôn ở mức 22 – 24 điểm ở các trường chuẩn, còn các trường đại học khác, điểm chuẩn sẽ ở mức 15 – 20 điểm, tuỳ thuộc vào cách tuyển sinh của các trường học.
Ngoài ra, một số ngành liên quan có điểm số như: ngành luật sẽ có điểm chuẩn dao động từ 22 – 25,75 điểm, ngành kế toán sẽ có điểm chuẩn lên tới 27 điểm đối với trường top đầu, còn trường đại học top dưới sẽ có điểm dao động khoảng 16 – 17 điểm.
Ngành Quản lý nhân sự cũng là một lĩnh vực tiềm năng. Điểm chuẩn của các trường đại học hàng đầu sẽ dao động từ 18 – 25 điểm. Còn ngành marketing sẽ có mức điểm chuẩn khoảng 20 – 24,5 điểm.
Mức lương của nhân viên ngân hàng là bao nhiêu?
Tuỳ thuộc vào từng công việc mà bạn đảm nhận, cùng các yếu tố liên quan như: trình độ, kỹ năng, khả năng và kinh nghiệm làm việc mà mức lương sẽ khác nhau. Có nhân viên cùng làm ở một vị trí công việc, nhưng kinh nghiệm và năng lực cao hơn thì mức lương sẽ cao hơn rất nhiều những nhân viên chưa có kinh nghiệm.
Xét chung thì mức lương trung bình của nhân ngân hàng sẽ dao động từ 9.000.000 – 10.000.000 đồng/ tháng. Đồng thời tuỳ thuộc vào từng ngân hàng, xét trên nhiều mặt mà sẽ trả cho bạn mức lương tương ứng.
Tham khảo một số vị trí nhân viên ngân hàng với mức lương hiện nay như:
+ Giao dịch viên ngân hàng có mức lương trung bình hơn 7.000.000 đồng/ tháng.
+ Chuyên viên phân tích tài chính có mức lương trung bình từ 13.000.000 – 17.000.000 đồng/ tháng. Có đôi khi lên tới 34.000.000 đồng/ tháng.
+ Nhân viên hỗ trợ tín dụng có mức lương ở khoảng 12.000.000 – 15.000.000 đồng/ tháng
+ Nhân viên tư vấn và hỗ trợ khách hàng có mức lương trung bình từ 15.000.000 – 17.000.000 đồng/ tháng.
Dù hiện tại hay tương lai thì tài chính – ngân hàng vẫn sẽ luôn là một lĩnh cực HOT, thu hút nguồn nhân lực lớn trên cả nước. Trên đây là tất cả thông tin giải đáp về vấn đề Muốn làm nhân viên ngân hàng học ngành gì, trường nào, lấy mấy điểm? Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn hiểu hơn về ngành tài chính ngân hàng và có sự lựa chọn phù hợp cho ngành, nghề của mình. Chúc bạn thành công!