Kể từ khi ra mắt vào năm 2009 đến nay, Bitcoin vẫn giữ vững vị trí dẫn đầu về giá trị vốn hóa và giá trị trên mỗi coin. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu chính xác Bitcoin là gì. Trong bài tổng hợp kiến thức sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về định nghĩa và đặc điểm cơ bản của đồng Bitcoin.
Bitcoin là gì?
Bitcoin (BTC) là một loại tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa được nghiên cứu bởi nhà phát triển ẩn danh Satoshi Nakamoto. Kể từ khi phát hành lần đầu vào năm 2009, Bitcoin đã trải qua nhiều biến động. Từng có thời điểm, 10.000 Bitcoin chỉ mua được 2 chiếc Pizza. Thế nhưng sau hơn 10 năm, giá trị của đồng coin này đã tăng đến hàng chục nghìn USD.
Không giống như tiền pháp định chịu sự quản lý của ngân hàng trung ương tại mỗi quốc gia, Bitcoin không bị quản lý bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Người ta có thể sử dụng BTC để giao dịch xuyên biên giới, ẩn danh.
Để mua bán bitcoin, các bạn có thể sử dụng các sàn giao dịch tiền điện tử như Binance, OKX, Huobi, Coinbase… Hãy bắt đầu bằng việc “tạo tài khoản OKX” hoặc “mở tài khoản Binance” để tiến hành mua bán hoặc giao dịch Bitcoin nhé.
Hãy ghé xem website Backlinkaz.com – 1 trong những website chất lượng hàng đầu về digital marketing, kiến thức kiếm tiền online, công nghệ, tài chính và những bài chia sẽ hữu ích khác.
Cơ chế hoạt động của Bitcoin
Bitcoin hoạt động dựa theo công nghệ tiên tiến blockchain. Thực tế, blockchain chính là một cuốn sổ cái kỹ thuật sống khổng lồ, ghi chép lại mọi giao dịch. Mỗi người tham gia vào hệ thống này tương tự như một node, làm nhiệm vụ xác thực giao dịch.
Trong hệ thống blockchain, một giao dịch chỉ được thông qua khi tất cả các nốt đã đồng thuận (xác thực tính hợp lệ). Mọi dữ liệu trên blockchain không thể thay đổi, đảm bảo tính minh bạch.
Một số đặc điểm cơ bản của Bitcoin
Tính phi tập trung, ẩn danh, minh bạch,… là những đặc điểm dễ nhận thấy ở đồng Bitcoin.
Phi tập trung
Mạng blockchain khởi chạy Bitcoin không bị quản lý bởi một cá nhân hay bất kỳ tổ chức nào. Thay vào đó, các nodes tham gia xác thực sẽ giữ vai trò duy trì hoạt động của mạng lưới này.
Bất kỳ giao dịch nào trước khi lưu lại trên hệ thống sổ cái blockchain đều phải thông qua xác thực bởi tất cả các nodes. Mạng lưới nodes vận hành chuỗi khối blockchain không tập trung tại một khu vực cụ thể mà phân tán trên toàn cầu.
Ẩn danh
Tất cả giao dịch trong mạng blockchain sẽ được ghi lại. Tuy nhiên, danh tính của người thực hiện giao dịch Bitcoin lại không công khai. Hay chính xác hơn, khi tham gia vào mạng Bitcoin, bạn không phải xác minh danh tính.
Chính bởi tính ẩn danh nên ngày càng nhiều người lựa chọn sử dụng Bitcoin. Thế nhưng tính chất này cũng trở thành kẽ hở để giới buôn lậu, khủng bố, rửa tiền lợi dụng.
Minh bạch
Mạng blockchain Bitcoin là nơi lưu trữ tất cả giao dịch thực hiện bằng Bitcoin. Mọi người có thể theo dõi tất cả giao dịch nhưng không biết người đứng sau. Thông tin một khi đã lưu lại trên hệ thống này gần như không thể thay đổi. Đây là cơ chế duy trì tính minh bạch cho toàn bộ mạng lưới.
Không bị lạm phát
Bitcoin không phải vô hạn. Nguồn cung của đồng coin này đã được ấn định ở con số 21 triệu BTC. Cứ theo chu kỳ 4 năm, lượng Bitcoin khai thác lại giảm 50%, đồng thời độ khó khi khai thác cũng ngày càng tăng.
Việc áp dụng cơ chế ấn định nguồn cung và tăng độ khó khi khai thác theo thời gian giúp Bitcoin không bị mất giá mạnh hay lạm phát như những đồng tiền khác.
Giao dịch nhanh, không giới hạn
Thời điểm mới ra mắt, Bitcoin ghi điểm bởi tốc độ giao dịch nhanh. Vì không phải thông qua bên trung gian nên thời gian xử lý cũng được rút ngắn. Mặc dù cho đến nay, tốc độ không còn là thế mạnh vượt trội của Bitcoin nhưng người dùng vẫn có thể giao dịch thoải mái, không bị giới hạn.
Có nên đầu tư vào Bitcoin không?
Không ít người cho rằng Bitcoin là tiền ảo, giá trị bị thổi phồng. Tuy nhiên, theo thời gian, giá trị của nó vẫn tăng. Sau khi thiết lập mức giá kỷ lục hơn 69.000 USD vào tháng 11/2021, Bitcoin từng có thời điểm tụt xuống dưới 16.000 USD.
Thế nhưng bước sang đầu năm, BTC bắt đầu phục hồi mạnh mẽ (giá trên 62.000 USD tính đến đầu tháng 3/2024).
Hy vọng từ một vài chia sẻ ngắn gọn trên đây, bạn đã hiểu rõ khái niệm Bitcoin là gì. Tuy vậy, trước khi đầu tư, bạn nên dành thời gian tìm hiểu, cập nhật kiến thức và kỹ năng giao dịch.