Thẻ ATM gắn chip cũng là một dạng thẻ ATM nhưng sẽ có thêm một con chip ở mặt trước thẻ. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang thắc mắc thẻ ATM gắn chip là gì ? Nó có tác dụng gì ? Cách sử dụng nó ra sao và làm sao để chuyển thẻ từ ATM sang thẻ chip. Để giúp bạn có thêm thông tin về thẻ ATM gắn chip, hãy tham khảo chia sẻ dưới đây của nganhangaz.com.
Thẻ ATM gắn chip là gì ?
Thẻ ATM gắn chip ( Chip card ) là một dạng thẻ ATM có kích thước theo tiêu chuẩn như chiếc thẻ từ ATM, tuy nhiên nó sẽ có thêm một con chip nằm phía trước mặt thẻ.
Thẻ sử dụng vi mạch chip để lưu giữ thông tin thay vì in rõ thông tin lên thẻ như thẻ từ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không còn nhìn thấy Họ & tên chủ thẻ, ngày phát hành thẻ, số thẻ và ngày hết hạn thẻ,…. Tất cả đã được thay thế bằng con chip
Đặc điểm
- Thẻ ATM gắn chip có tính bảo mật cao
- Lưu trữ và mã hóa thông tin khách hàng khi thực hiện giao dịch quẹt thẻ qua máy POS hoặc rút tiền tại cây ATM
- Độ bền cao, có thể xóa hoặc ghi lại thông tin trên thẻ chip
- Tốc độ xử lý nhanh, thanh toán nhanh
- Cứ mỗi lần thực hiện giao dịch, con chip trên thẻ sẽ tạo ra một dữ liệu mới
Các loại thẻ ATM gắn chip
- Thẻ chip có tiếp xúc: Là loại thẻ phải đặt vào khe nhận thẻ như thẻ từ ATM thì mới có thể thực hiện giao dịch
- Thẻ chip không tiếp xúc: Người dùng không cần cho thẻ tiếp xúc trực tiếp với đầu đọc thẻ, khe đọc thẻ vẫn nhận được thông tin.
Ưu điểm của thẻ ATM gắn chip
- Độ bảo mật thông tin cá nhân cao: Thẻ chip được phát hành nhằm ngăn chặn việc đánh cắp thông tin khách hàng, mã hóa thông tin với độ bảo mật cao
- Cơ chế hoạt động chặt chẽ : Mỗi khi thực hiện giao dịch phải trải qua nhiều bước xác thực từ thiết bị nhận thẻ, ngân hàng thanh toán, ngân hàng phát hành, tổ chức Mastercard/Visa.
- Chống giả mạo và gian lận thông tin: Chip được gắn trên thẻ sẽ ngăn chặn việc thẻ bị làm giả và mã PIN xác nhận chủ sở hữu duy nhất của thẻ.
- Có thể chuyển đổi thẻ từ ATM sang thẻ ATM gắn chip mà không mất phí.
- Chỉ cần chạm chip vào máy là có thể thanh toán, không cần phải quẹt thẻ như thẻ từ
- Không cần nhập mật khẩu khi thanh toán qua máy POS
So sánh thẻ gắn chip và thẻ từ
Thẻ từ ATM có đặc điểm là toàn bộ thông tin về khách hàng ( họ và tên, ngày sinh, ngày mở thẻ,…), số thẻ, đặc biệt là thông tin trên dải màu đen ( dải từ ) quan trọng ở phía sau thẻ đều được hiển thị trên mặt thẻ và khi rút tiền, máy ATM sẽ quét thông tin khách hàng ở dải màu đen.
Điều này có nguy cơ tạo điều kiện cho các hacker đánh cắp dữ liệu cá nhân của khách hàng. Do vậy có thể dễ dàng tạo ra các thẻ giả với thông tin sao chép được, đồng thời họ sẽ gắn các thiết bị quay lén mã PIN khi bạn nhập mã PIN. Và như vậy họ cón thể rút sạch tiền từ tài khoản của bạn
Nếu thẻ từ ATM có nguy cơ cao bị đánh cắp dữ liệu cá nhân thì thẻ ATM gắn chip sẽ mã hóa thông tin cá nhân để tăng cường tính bảo mật khi thực hiện giao dịch chạm thẻ tại máy POS hay rút tiền tại các cây ATM.
Và khi thực hiện bất kỳ một giao dịch nào, con chip trên thẻ sẽ tạo ra dữ liệu mới, một chuỗi mã hóa chỉ duy nhất dành riêng cho giao dịch đó.
Xem thêm: Có bắt buộc đổi thẻ ATM gắn chip không
Cách đăng ký phát hành thẻ ATM gắn chip
Đăng ký online trên điện thoại
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có hỗ trợ khách hàng làm thẻ ATM gắn chip online thông qua ứng dụng Internet Banking sau khi đã mở tài khoản tại ngân hàng. Để có thể đăng ký làm thẻ ATM gắn chip qua điện thoại, mọi người cần thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Truy cập vào website của ngân hàng
Ví dụ :
Vietcombank: vietcombank.com.vn/dangkythe/
Techcombank: techcombank.com.vn/dang-ky-the-truc-tuyen
- Bước 2: Nhấn vào mục Mở thẻ ATM/tài khoản online. Một bảng mẫu đăng ký hiện ra, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin cá nhân của mình ( Họ & tên, Ngày sinh, Giới tính, Email, Số điện thoại, CCCD/CMND, Mức thu nhập,…)
- Bước 3: Chờ ngân hàng xác nhận thông tin
- Bước 4: Đến Ngân hàng để nhận thẻ ATM gắn chip và kích hoạt để sử dụng
Đăng ký trực tiếp tại Ngân hàng
Đăng ký làm thẻ ATM trực tiếp tại quầy giao dịch vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chọn Ngân hàng mình muốn mở thẻ ATM và nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn các thủ tục cụ thể như:
- Bước 1: Chọn ngân hàng bạn muốn làm thẻ ATM
- Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ CMND/CCCD và đến quầy giao dịch yêu cầu nhân viên mở tài khoản ngân hàng, làm thẻ ATM .
- Bước 3: Điền đầy đủ thông tin cá nhân vào Đơn đăng ký mở thẻ ngân hàng
- Bước 4: Sau khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết, giao dịch viên sẽ chuyển cho bạn một tờ giấy hẹn ngày nhận thẻ. Thông thường sẽ mất tầm 7 – 10 ngày tính từ ngày đăng ký mở thẻ.
Lưu ý khi mở thẻ ATM: Khi mở thẻ ATM, bạn sẽ phải chi trả phí phát hành thẻ. Mặc dù vẫn có một số ngân hàng mở thẻ miễn phí ( Wooribank, TP bank,…) nhưng đa số các ngân hàng sẽ tính phí. Tuy nhiên mức phí này không quá cao, dao động từ 50.000 đồng – 100.000 đồng. Và khi mở thẻ ATM, bạn sẽ phải trả khoản chi phí duy trì thẻ, phí rút tiền, chuyển khoản, phí mất thẻ,…
Cách chuyển thẻ từ ATM sang thẻ ATM gắn chip
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ tạm dừng phát hành thẻ từ ATM, thay vào đó Ngân hàng sẽ phát hành thẻ ATM có gắn chip. Do đó việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip là điều bắt buộc để bạn không gặp phải các khó khăn khi giao dịch tại ngân hàng. Vậy việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ gắn chip được thực hiện bằng cách nào?
Cũng tương tự như cách mở thẻ ATM, có hai cách để chuyển đổi thẻ từ ATM sang thẻ ATM gắn chip
Đổi thẻ trực tiếp tại quầy giao dịch
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tùy thân và mang theo thẻ từ ATM ( thẻ cũ không có con chip ) đến Ngân hàng.
- Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào phiếu chuyển đổi theo hướng dẫn của giao dịch viên ngân hàng
- Nộp lại thẻ cũ và nhận thẻ chip mới
- Tiến hành kích hoạt thẻ ( đổi mã PIN ) và bạn có thể sử dụng thẻ
Đổi thẻ từ ATM sang thẻ ATM gắn chip trực tuyến
- Bước 1: Truy cập vào Website của ngân hàng phát hành thẻ
- Bước 2: Chọn mục Thẻ/Dịch vụ thẻ và làm theo hướng dẫn
- Bước 3: Nhập các thông tin có sẵn trên Website
- Bước 4: Xác nhận lại thông tin chuyển đổi thẻ
- Bước 5: Bạn mang thẻ từ cũ ra chi nhánh Ngân hàng gần nhất để nhận thẻ chip mới
Hiện tại, đa số các Ngân hàng trong nước đều đang hỗ trợ chuyển đổi thẻ từ ATM sang thẻ ATM gắn chip hoàn toàn miễn phí. Bạn sẽ không mất bất kỳ một khoản chi phí nào khi chuyển đổi thẻ.
Cách sử dụng thẻ gắn chip tại cây ATM
- Đưa thẻ vào đầu đọc thẻ và thực hiện các bước theo hướng dẫn
- Không nên rút tiền tại các cây ATM khác ngân hàng để giảm chi phí rút tiền
- Chuyển khoản cùng một ngân hàng nên thực hiện tại máy ATM để giảm chi phí
Cách sử dụng thẻ gắn chip để thanh toán
- Khách hàng cần tìm các địa điểm có chấp nhận thẻ chip
- Chạm thẻ vào máy POS mà không cần quẹt
- Xác nhận giao dịch thành công
- Hoàn tất thanh toán
Chúng tôi hi vọng những thông tin trên mà chúng tôi đã tổng hợp và phân tích sẽ giúp ích cho các bạn và giải đáp các thắc mắc về vấn đề thẻ ATM gắn chip là gì và cách chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip. Chúc các bạn thành công
Tham khảo thêm