Tuesday, 26 Nov 2024
Kiến thức Ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng ECB là ngân hàng gì? Ở Đâu? Nhiệm Vụ là gì?

Ngân hàng ECB là ngân hàng gì? Ngân hàng ECB ở đâu? Nhiệm vụ của ngân hàng ECB là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Để tìm hiểu rõ những nội dung trên, mọi người hãy cùng Ngân Hàng AZ tham khảo bài viết dưới đây.

Ngân hàng ECB là ngân hàng gì?

Ngân hàng ECB là tên viết tắt của European Central Bank có nghĩa là Ngân hàng Trung ương châu Âu. Đây là ngân hàng Trung ương được thành lập từ năm 1988 bởi Hiệp ước Amsterdam và thực hiện các hoạt động kiểm soát chính sách tiền tệ tại 19 quốc gia sử dụng đồng tiền Euro trong khu vực Liên Minh Châu Âu. Tại Việt Nam, ECB được xem là ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Trung ương châu Âu hoạt động với mục tiêu duy trì sự ổn định về giá và sử dụng các chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho sự phát triển nền kinh tế các quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động và giảm thiểu tối đa tỉ lệ thất nghiệp hằng năm.

Hiện nay ngân hàng ECB hoạt động dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị cấp cao do Hội đồng Châu Âu bổ nhiệm, bao gồm 6 thành viên trong ban điều hành ( trong đó 4 thành viên là đại diện của các Ngân hàng Trung ương Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha ) và một người giữ chức chủ tịch.

Cách quốc gia trực thuộc Ngân hàng Trung ương Châu Âu bao gồm:

+ Áo

+ Bỉ

+ Phần Lan

+ Đức

+ Ireland

+ Italia

+ Luxembourg

+ Pháp

+ Bồ Đào Nha

+ Tây Ban Nha

+ Latvia

+ Malta

+ Hy Lạp

+ Estonia

+ Hà Lan

+ Cộng hòa Síp

+ Litva

+ Slovakia

+ Slovenia

Ngân hàng ECB ở đâu?

Hiện nay Ngân hàng ECB có trụ sở chính đặt tại Ruckertstrasse, quận Ostend thuộc Frankfurt, Đức và được gọi là Tòa nhà Ngân hàng Trung ương Châu Âu với tổng 48 tầng, tổng diện tích sàn là 184.000 m2. Tòa nhà này được kết cấu bởi 3 tòa nhà nhỏ hơn:

+ Tòa nhà GroBmarkthalle

+ Tòa nhà chọc trời gồm 2 tháp sinh đôi

+ Tòa nhà thấp nối giữa tòa GroBmarkthalle và tòa nhà chọc trởi

Nhiệm vụ của ngân hàng ECB là gì?

Như chúng tôi đã đề cập đến ở trên, Ngân hàng ECB được thành lập với mục đích là duy trì sự ổn định về giá, bên cạnh đó còn góp phần duy trì sự ổn định tài chính của các quốc gia đồng Euro trong khu vực.

ngan-hang-ecb
Nhiệm vụ của Ngân hàng ECB

Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về 2 nhiệm vụ chính của ngân hàng ECB:

Ổn định giá cả

Xét về nhiệm vụ ổn định giá cả, Ngân hàng Trung ương châu Âu tác động đến lãi suất ngắn hạn của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tương tự như những ngân hàng khác, ngân hàng ECB duy trì lãi suất mục tiêu từ 2% trở xuống.

Mặc dù ngân hàng nhắm vào lạm phát là chủ yếu song tổng sản phẩm quốc nội GDP và tỉ lệ thất nghiệp lại có ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách.

Trên thực tế, lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu được điều chỉnh dựa trên tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ thất nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế. Qua đó ngân hàng sẽ thắt chặt và duy trì sự ổn định giá cả, ngăn chặn tình trạng tăng giá và mất giá của đồng Euro trong các giai đoạn.

Ổn định tài chính

Bên cạnh nhiệm vụ duy trì sự ổn định về giá cả và lạm phát, ngân hàng ECB còn thực hiện thêm một nhiệm vụ đó là duy trì sự ổn định tài chính trong khu vực.

Cụ thể, trong các giai đoạn khủng hoảng, để giữ sự ổn định tài chính, ngân hàng ECB đã tiến hành mua trái phiếu trên thị trường mở nhằm bổ sung thanh khoản cho hệ thống. Hoặc thiết thực hơn, ngân hàng ECB thực hiện giảm lãi suất xuống mức thấp nhất để tạo điều kiện cho người dân thanh toán nghĩa vụ nợ của họ.

Nếu trong những thời điểm khủng hoảng, Ngân hàng Trung ương Châu Âu không bổ sung thanh khoản kịp thời thì chắc chắn trong một khoảng thời gian ngắn nữa thôi, hệ thống tài chính “khổng lồ” sẽ hoàn toàn sụp đổ.

Những yếu tố tác động đến lãi suất ngân hàng ECB

Thực ra có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thay đổi lãi suất của ngân hàng ECB, trong đó có thể kể đến những yếu tố chính sau:

Lạm phát

Lạm phát là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng ECB. Cụ thể nếu tỉ lệ lạm phát > 2% => Ngân hàng ECB có thể tăng lãi suất để thắt chặt sự mở rộng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu và giảm lạm phát

lai-suat-ngan-hang-ecb
Yếu tố tác động đến sự thay đổi lãi suất ngân hàng ECB

Tuy nhiên không phải lúc nào lạm phát tăng thì ngân hàng ECB cũng điều chỉnh tăng lãi suất mà thực tế nó phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng ECB chỉ tăng lãi suất khi lạm phát đạt mức 2% trở lên mà thôi.

Tỉ lệ thất nghiệp và tăng trưởng nền kinh tế

Tỉ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự điều chỉnh lãi suất của ngân hàng ECB.

Cụ thể, nếu tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực tăng lên mà tốc độ phát triển của nền kinh tế bị trì trệ, ngân hàng có thể ra quyết định giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.

Những yếu tố chịu ảnh hưởng từ lãi suất ngân hàng ECB

Lãi suất ngân hàng ECB tác động tới giá trị đồng Euro

Sự điều chỉnh lãi suất Ngân hàng Trung ương châu Âu có tác động trực tiếp đến sự thay đổi giá trị của đồng tiền chung châu Âu – Euro thông qua sự thay đổi lãi suất kỳ vọng. Đây là mối quan hệ tỉ lệ thuận, theo đó:

+ Nếu lãi suất kỳ vọng tăng => Tiền tệ có xu hướng tăng giá

+ Nếu lãi suất kỳ vọng giảm  => Tiền tệ có xu hướng mất giá

Ví dụ, nếu Ngân hàng Trung ương châu Âu hiện đang duy trì mức lãi suất không đổi nhưng đã có thông tin về việc điều chỉnh tăng lãi suất trong tương lai, lúc này giá trị đồng EUR có xu hướng tăng giá và ngược lại.

Lãi suất ngân hàng ECB tác động đến nền kinh tế khu vực

Để kích thích nền kinh tế tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ hơn, Ngân hàng Trung ương châu Âu có xu hướng giảm lãi suất và tăng lãi suất trong giai đoạn kiềm chế tỉ lệ lạm phát.

Bởi vì nền kinh tế khu vực Liên Minh Châu Âu đang tăng trưởng rất tốt, trên mức tiềm năng, lúc này việc giảm lãi suất có thể kích thích nền kinh tế theo các cách sau:

+ Các doanh nghiệp trong khu vực có thể mượn tiền và đầu tư vào các dự án => nhận được nhiều hơn lãi suất vay rủi ro

+ Lãi suất thấp kéo theo thị trường chứng khoán được chiết khấu ở mức thấp hơn => Sự gia tăng giá trị trên thị trường chứng khoán

+ Nhà đầu tư đầu tư tiền vào nền kinh tế, có thể là cổ phiếu, Forex hoặc các danh mục đầu tư khác để kiếm được một khoản lợi nhuận lớn dựa trên mức lãi suất thấp

Tác động của ngân hàng ECB đến thị trường Forex

Để xem xét tác động của ngân hàng ECB đến thị trường Forex, chúng ta sẽ cùng phân tích một ví dụ sau đây:

Khi Ngân hàng Trung ương châu Âu kết thúc chương trình nới lỏng định lượng dài hạn, lúc này Ngân hàng ECB sẽ không cần bổ sung thêm tiền vào hệ thống nữa. Do đó vào ngày 13/12/2018, ngân hàng ECB đã thông báo kết thúc chương trình => Báo hiệu nền kinh tế sẽ có lượng tiền ít hơn so với dự kiến ( lượng cung giảm ) => Giá trị đồng Euro tăng mạnh => Sự thay đổi giá của các cặp tiền tệ có chứa đồng EUR.

ngan-hang-ecb-va-thi-truong-forex
Tác động của Ngân hàng ECB đến thị trường Forex

Qua đó chúng ta có thể thấy chương trình nới lỏng định lượng dài hạn có tác động đến giá trị đồng Euro tương tự như lãi suất.

Dưới đây là tác động của lãi suất ngân hàng ECB đến thị trường Forex:

+ Nếu lãi suất kỳ vọng tăng nhưng trên thực tế không đổi => Giá trị tiền tệ tăng

+ Nếu lãi suất kỳ vọng giảm nhưng trên thực tế không đổi => Giá trị tiền tệ giảm

+ Nếu lãi suất kỳ vọng không đổi nhưng thực tế lãi suất tăng lên => Giá trị tiền tệ tăng

+ Nếu lãi suất kỳ vọng không đổi nhưng thực tế lãi suất giảm xuống => Giá trị tiền tệ giảm

Trên đây là tất cả các thông tin liên quan trả lời cho câu hỏi Ngân hàng ECB là ngân hàng gì? Ở đâu? Nhiệm vụ là gì? Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mọi người sẽ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của ngân hàng Trung ương châu Âu cũng như nắm được tác động của nó đến thị trường Forex và nền kinh tế như thế nào.

Xem thêm: