Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện đại trên lĩnh vực đầu tư chứng khoán, tại Việt Nam đã có sự ra đời của hàng loạt sàn giao dịch lớn nhỏ. Vậy thì có bao nhiêu sàn chứng khoán ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại? Bạn muốn biết điều này và cách để lựa chọn sàn chứng khoán tốt khi giao dịch thì hãy theo dõi thông tin được chia sẻ bởi nganhangaz dưới đây nhé.
Các hình thức giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
Giao dịch tại sàn chứng khoán truyền thống
Trước đây, khi chưa tiếp cận sự phát triển của công nghệ thông tin thì hầu hết các nhà đầu tư Việt Nam chỉ giao dịch chứng khoán tại các sàn truyền thống. Bạn phải đến trực tiếp địa chỉ đó để theo dõi và mua, bán các sản phẩm chứng khoán dưới sự hỗ trợ của các chuyên viên tài chính.
Với việc mua bán chứng khoán truyền thống thì bạn phải tốn thời gian di chuyển cũng như không thuận tiện trong vấn đề theo dõi tin tức, cập nhật các biến động mọi lúc mọi nơi. Vì thế giao dịch trực tuyến khi ra đời đã trở thành một xu hướng bởi những ưu điểm của nó. Hiện nay không chỉ trên thế giới mà Việt Nam nói riêng cũng gần như thay thế hầu hết các giao dịch trực tiếp bằng online.
Giao dịch tại sàn chứng khoán trực tuyến
Tất cả các công ty chứng khoán hiện nay đã đưa công nghệ thông tin vào hệ thống điều hành, để tư vấn và làm việc với các nhà đầu tư trên cả nước. Chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối mạng internet như điện thoại, máy tính,… là bạn đã có thể ngồi tại nhà, quán cà phê, giao dịch dễ dàng.
Để bắt đầu, nhà đầu tư cần mở tài khoản qua sàn trực tuyến, nạp tiền vào và có thể tự mình theo dõi, đặt lệnh mua bán các sản phẩm. Càng ngày, chất lượng của hệ thống chứng khoán online càng phát triển, cung ứng hoàn hảo đối với những nhu cầu mà nhà đầu tư mong muốn đáp ứng.
Tìm hiểu: chứng khoán là gì
Có bao nhiêu sàn chứng khoán ở Việt Nam hiện nay?
Việc giao dịch sẽ hiệu quả và thuận tiện hơn nếu nhà đầu tư hiểu về các sàn chứng khoán Việt Nam để lựa chọn sàn uy tín, phù hợp với mình.
Trước tiên, bạn hãy nắm được câu trả lời cho thắc mắc ở Việt Nam hiện nay cố mấy sàn chứng khoán. Nhiều người nhầm lẫn giữa sàn và công ty chứng khoán. Đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Cũng vì nhầm lẫn này mà nhiều người cho rằng ở Việt Nam có hàng trăm sàn chứng khoán. Nếu nói đến con số nhiều, cũng không thể kể tên các công ty chứng khoán được, mà bạn có thể nghĩ đến các sàn online ra đời sau này.
Tuy nhiên có nhiều công ty chứng khoán cũng đồng thời là sàn chứng khoán và chúng khá phổ biến, uy tín, được các nhà đầu tư quan tâm dù thâm niên hoạt động không lâu đời.
Thực chất hiện nay tại Việt Nam chỉ có 3 sàn chứng khoán chính, nổi tiếng nhất, đó là:
- HNX
- HOSE
- UPCOM
Cùng với đó là các sàn giao dịch chứng khoán của nước ngoài ở Việt Nam và nhiều sàn giao dịch trực tuyến khác nữa mà chúng tôi sẽ đề cập ngay bên dưới. Nhìn chung, chứng khoán bao gồm các mục:
- Cổ phiếu, trái phiếu
- Chứng chỉ quỹ đầu tư
- Chứng khoán phái sinh
Các hình thức thể hiện phổ biến của chúng thường dưới dạng chứng chỉ, bút toán ghi số và dữ liệu điện tử.
Top 10+ sàn chứng khoán uy tín tại Việt Nam
Khi nói đến con số hàng chục, chúng tôi muốn giới thiệu các sàn chứng khoán uy tín, chính thức nhất cũng như các sàn trực tuyến hoạt động sôi nổi nhất hiện nay ở Việt Nam. Cụ thể:
Sàn chứng khoán HOSE
Tên đầy đủ của sàn theo tiếng anh là Hochiminh Stock Exchange (Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh). Hiện nay, đây là sàn giao dịch chứng khoán lớn và uy tín nhất Việt Nam. Đó là lý do chúng ta nên bắt đầu việc tìm hiểu danh sách này từ sàn HOSE.
HOSE được thành lập vào năm 2000, thuộc quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và hoạt động dưới mô hình công ty TNHH một thành viên nhà nước. Đây là một sàn uy tín hàng đầu ở Việt Nam với số vốn hóa thị trường là 2,678,992 tỷ đồng theo thống kê của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Sản phẩm giao dịch của sàn chứng khoán HOSE:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đóng
- Giao dịch thỏa thuận và chứng khoán phái sinh
Điều kiện niêm yết trên sàn HOSE:
- Vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên
- Đã hoạt động từ 2 năm trở lên dưới hình thức công ty cổ phần
- ROE (lợi nhuận trên vốn) của năm gần nhất từ 5% trở lên
- 2 năm gần nhất hoạt động có lãi, nợ quá hạn không quá 1 năm
- Không vi phạm pháp luật về kế toán báo cáo tài chính
- Số cổ đông nhỏ phải từ 300 trở lên, nắm giữ ít nhất 20% cổ phần
- Có hồ sơ đăng ký hợp lệ theo quy định
- Cổ đông có đại diện sở hữu là thành viên của HĐQT, BKS, GĐ, PGĐ
Sàn chứng khoán HNX
Đơn vị này thường được gọi bằng cái tên khác là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, chính thức đi vào hoạt động vào năm 2005. Hoạt động chủ yếu của sàn HNX gồm:
- Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết
- Đấu giá cổ phần
- Đấu thầu trái phiếu
Cho đến nay, quy mô hoạt động của HNX đã phát triển mạnh mẽ với 3 thị trường thứ cấp bằng công nghệ hiện đại là cổ phiếu, thị trường trái phiếu chính phủ và thị trường UPCOM. Ngoài ra HNX cũng tổ chức các thao tác đấu giá cổ phần, đấu thầu trái phiếu chính phủ.
Hiện nay Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội áp dụng 2 phương thức giao dịch:
Khớp lệnh liên tục: là phương thức mà ở đó bên mua và bên bán nhập lệnh vào, hệ thống tự do khớp các lệnh theo nguyên tắc ưu tiên giá mua cao hơn và lệnh vào sớm hơn. Giá thực hiện là giá được nhập vào hệ thống.
Giao dịch thỏa thuận: ở phương thức này, bên mua và bên bán có thể thỏa thuận với nhau trước, sau đó họ thỏa thuận các điều kiện giao dịch bằng các báo kết quả vào hệ thống hoặc tìm các lệnh quảng cáo trên hệ thống.
Sàn chứng khoán UPCOM
Cái tên UPCOM – Unlisted Public Company Market (sàn giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng) cho thấy đây là nơi giao dịch của các công ty đại chúng chưa đủ điều kiện hoặc chưa muốn lên 2 sàn HOSE và HNX. Nó được xây dựng như một sàn OTC (thị trường phi tập trung) và chỉ cần đăng ký là doanh nghiệp đại chúng là có thể niêm yết.
Sàn UPCOM cũng được quản lý bởi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, ra đời từ năm 2009 với chức năng tạo ra một cơ chế hoạt động linh hoạt cho doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư.
Ưu điểm của sàn UPCOM:
- Hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước => an toàn và uy tín
- Biên độ dao động lớn, phù hợp với nhiều đối tượng nhà đầu tư
- Người chơi dễ dàng tìm kiếm các đối tác giao dịch trên hệ thống của HNX và mạng lưới các công ty chứng khoán thành viên
Tuy nhiên so với 2 sàn chứng khoán ở trên thì UPCOM hiện vẫn mang chỉ số rủi ro cao hơn và tính thanh khoản chưa được cao.
Sàn chứng khoán OTC
Tên đầy đủ của sàn là Over the Counter (sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung), nghĩa là nó không có điểm giao dịch tập trung giữa bên mua và bên bán như 3 sàn kể trên. Ngoài ra các sản phẩm giao dịch ở đây là loại chứng khoán chưa đủ tiêu chuẩn niêm yết tại HOSE hay HNX.
Sàn OTC có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường, cơ chế xác lập là sự thỏa thuận giữa các bên trên điều kiện hệ thống mạng liên kết tất cả các nhà đầu tư tham gia. Quản lý thị trường ở 2 cấp: cấp nhà nước, cấp tự quản.
Sản phẩm giao dịch:
- Cổ phiếu ưu đãi
- Cổ phiếu trực tiếp
- Cổ phiếu ủy thác
Ba phương thức giao dịch chủ yếu:
- Thỏa thuận đơn giản
- Giao dịch báo giá
- Giao dịch có sự tham gia của các Market Maker
Sàn OTC có ưu điểm là lợi nhuận cao, được điều hành và quản lý bởi các tổ chức hợp pháp. Tuy nhiên các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi nhận chuyển nhượng quyền mua, tranh chấp quyền mua cổ phiếu.
Sàn chứng khoán SSI
Tên gọi đầy đủ của sàn SSI là Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, được thành lập vào năm 1999 với trụ sở chính tại tphcm. Giá sàn được niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh HOSE.
Các sản phẩm giao dịch:
- Dịch vụ chứng khoán
- Dịch vụ ngân hàng đầu tư
- Quản lý quỹ đầu tư
- Kinh doanh tài chính
Ưu điểm và nhược điểm của sàn SSI:
Nhà đầu tư có thể tin tưởng sàn SSI khi giao dịch bởi đây là một trong những sàn uy tín, có tuổi đời lâu năm, tiềm lực kinh tế lớn mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó địa chỉ này được đánh giá có chi phí cao, lãi suất vay cao, hệ thống đôi khi phát sinh lỗi giao dịch.
Sàn chứng khoán HSC
HSC là tên viết tắt của Công ty cổ phần chứng khoán Hồ Chí Minh, được đánh giá có tiềm lực kinh tế và năng lực đầu tư tốt nhất Việt Nam với 2 tổ chức hàng đầu thuộc lĩnh vực tài chính là HFIC và Dragon Capital.
Các sản phẩm của HSC cũng tương tự như SSI, bao gồm dịch vụ chứng khoán, dịch vụ ngân hàng đầu tư, quỷ lý ký quỹ và kinh doanh tài chính.
Ưu điểm của sàn HSC:
- Hoạt động trên nền tảng giao dịch HSC iTrade chuyên nghiệp
- Chi phí giao dịch hợp lý
- Uy tín về chất lượng dịch vụ
- Phù hợp với khách hàng cá nhân
Sàn chứng khoán BSC
BSC là một thành viên của ngân hàng BIDV, một tổ chức tài chính uy tín trong số những lựa chọn hàng đầu của người dân Việt Nam. Đây là công ty chứng khoán đầu tiên mở đầu cho trào lưu các ngân hàng tham gia và chứng khoán tại Việt Nam từ năm 1999.
Các sản phẩm của BSC:
- Môi giới chứng khoán
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp
- Bảo lãnh phát hành
Ưu điểm của sàn BSC:
- Độ uy tín thương hiệu cao từ ngân hàng BIDV
- Lãi suất vay margin thấp, vay vốn nhanh chóng và đơn giản
- Chất lượng dịch vụ tốt, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm
Sàn chứng khoán FPTS
Sàn FPTS được chính thức niêm yết tại HOSE vào năm 2017 với mã chứng khoán là FTS. Đây là thành viên được quản lý bởi tập đoàn FPT uy tín lâu nằm trên thị trường tài chính Việt Nam. Các hoạt động của sàn chứng khoán FPTS bao gồm:
- Môi giới chứng khoán
- Tự doanh chứng khoán
- Tư vấn đầu tư chứng khoán
- Lưu ký chứng khoán
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán
Các ưu điểm của sàn FPTS:
- Là thành viên của tập đoàn uy tín hàng đầu Việt Nam
- Hệ thống giao dịch thuận tiện, an toàn, chính xác, minh bạch
- Dịch vụ tư vấn chứng khoán và các nghiệp vụ chuyên nghiệp, tận tình
Tìm hiểu sâu hơn về thị trường tài chính, chứng khoán, sàn giao dịch xem nhiều thông tin hơn tại trang: InfoFinance
Các sàn chứng khoán của nước ngoại tại Việt Nam
Tất nhiên các sàn giao dịch chứng khoán của Việt Nam không cho phép mua cổ phiếu của doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng hiện nay các nhà đầu tư không chỉ giao dịch bó hẹp ở phạm vi các sàn chứng khoán trong nước mà còn có thể tìm hiểu thêm để mua bán trên sàn quốc tế tại Việt Nam.
Có nhiều sàn giao dịch quốc tế tại Việt Nam mà chúng ta có thể tham khảo như FXTM, XM, Exness, IC Market, Hot Forex, FBS, XTB, Think market,…
Tuy nhiên các nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ một chút trước khi tiến hành mở tài khoản để giao dịch với các sàn chứng khoán nước ngoài. Bởi vì theo cập nhật gần đây thì việc đầu tư chứng khoán ra nước ngoài là không hợp pháp, hầu hết là làm chui, lén. Nếu có rủi ro xảy ra thì bạn không thể nhờ pháp luật bảo vệ. Cái này có thể gọi là há miệng mắc quai.
Kinh nghiệm chia sẻ ở đây là chúng ta có thể thử chơi một ít thôi để không bị xóa sao kê và vẫn có thể rút được tiền lời. Dù thế nào mọi người cũng nên ưu tiên tiêu chí an toàn và hợp pháp đã nhé.
Thời gian giao dịch chứng khoán ở Việt Nam
Giờ giao dịch chứng khoán cơ sở
Hiện nay đa số các sàn chứng khoán uy tín ở Việt Nam đều áp dụng thời gian giao dịch chứng khoán cơ sở như sau:
+ Giao dịch các ngày từ thứ 2 đến thứ sáu
+ Khung giờ: 9:00 – 15:00
+ Nghỉ giữa phiên: 11:30 – 13:00
Ngày lễ, tết thì các sàn giao dịch không hoạt động. Hoặc một số trường hợp hi hữu như gặp sự cố và theo quy định khẩn thì không giao dịch. Ví dụ như vụ HOSE bị sự cố vào ngày 23/1/2018 và bị sập sàn nên ngừng mua bán. Có thể tổng quát rằng thị trường chứng khoán giao dịch trung bình mỗi năm 250 ngày.
Trong đó có những quy định cụ thể về phương thức giao dịch như khớp lệnh định kỳ, khớp lệnh liên tục hay giao dịch thỏa thuận. Chúng có những đặc điểm thời gian khác nhau giữa các sàn.
Ví dụ: Riêng sàn UPCOM không có phiên khớp lệnh định kỳ mở cửa và đóng cửa như sàn HOSE hay sàn HNX.
Giờ giao dịch chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh tại Việt Nam chỉ có 2 sản phẩm trên thị trường. Đó là chỉ số VN-30 và Hợp đồng tương lai Trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm. Thời gian giao dịch của các sản phẩm này bắt đầu trước chứng khoán cơ sở 15 phút và kết thúc cùng lúc với chứng khoán cơ sở.
Cách để chọn sàn chứng khoán tốt
Chơi cổ phiếu hay đầu tư chứng khoán là một cú đặt cược với nhiều nguy cơ rủi ro mà đôi khi các trader phải chấp nhận. Nhưng chúng ta vẫn có thể hạn chế thấp nhất tỉ lệ rủi ro bằng việc lựa chọn sàn chứng khoán tốt.
Sàn giao dịch chứng khoán tốt phải đáp ứng các tiêu chí đánh giá quan trọng:
- Uy tín, có chất lượng thể hiện ở đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm
- Nạp và rút tiền dễ dàng, an toàn (đặc biệt là khâu rút tiền phải thuận lợi)
- Sàn không ôm lệnh, bởi vì đó là dấu hiệu sàn lừa đảo
- Hỗ trợ giao dịch trên các thiết bị khác nhau như điện thoại, website, lap,…
- Cung cấp nhiều công cụ giao dịch, mã chứng khoán của các công ty
- Tỷ lên đòn bẩy trung bình, không quá cao để hạn chế mức độ rủi ro
- Chi phí dịch vụ, hoa hồng, lãi vay,… thấp hoặc tương đối
- Thông tin cá nhân của nhà đầu tư được bảo mật an toàn tại sàn
Trước khi quyết định lựa chọn sân chơi phù hợp và tốt nhất, chúng ta phải tìm hiểu kỹ về sàn giao dịch thông qua kinh nghiệm thực của những người chơi trước, các đánh giá trên mạng xã hội hoặc báo chí tài chính, chứng khoán chính thống.
Đôi khi có những bài báo lá cải hoặc trang mạng quá dìm hoặc quá tâng bốc một sàn giao dịch nào đó tùy mục đích của họ. Bạn cần sáng suốt nhận ra đâu là thông tin đúng đắn.
Một số kinh nghiệm giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
Nếu bạn là một tân binh trong hàng ngũ giao dịch chứng khoán thì sẽ không có nhiều kinh nghiệm về dùng lệnh. Lúc đó hãy áp dụng liên tục lệnh giao dịch LO trong suốt thời gian mua bán chứng khoán.
Thông thường các sàn chứng khoán ở Việt Nam sẽ có thời gian giao dịch chênh lệch khoảng 15 phút. Mỗi khung giờ lại có các lệnh và thứ tự ưu tiên khác nhau. Nếu bạn tập trung vào, cập nhật càng sát sao thì hiệu quả càng cao.
Thời gian thanh toán các loại tài sản không giống nhau. Ngoài ra nếu thực hiện vào cuối tuần thì việc thanh toán sẽ chậm hơn bình thường. Nếu bạn không muốn bị kẹt dòng tiền trong những ngày này thì nên tránh giao dịch thời điểm đó.
Mua cổ phiếu, đầu tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là điều khá mạo hiểm và không chính thống. Nếu bạn có hứng thú với hình thức này, phải tìm hiểu sâu hơn. Đặc biệt là không nên dễ dàng đầu tư chỉ qua lời mời chào quảng cáo.
Có thể những kinh nghiệm này sẽ hữu ích với bạn. Nhưng tốt nhất chúng nên được kết hợp với sự vận dụng thông minh, có chọn lọc và vô cùng thận trọng trong mọi tình huống giao dịch.
Phí giao dịch chứng khoán tại Việt Nam
Tùy mỗi sàn giao dịch mà mức chi phí sẽ khác nhau. Bên cạnh đó chỉ số này còn phụ thuộc vào số tiền đầu tư của khách hàng trong ngày. Bạn có thể tham khảo một số mức phí giao dịch của sàn chứng khoán Việt Nam như sau:
+ Sàn MBS: từ 0,15 – 0,35%
+ Sàn TCBS: từ 0,03 – 0,15%
+ Sàn FPTS: từ 0,08 – 0,5%
+ Sàn VCBS: từ 0,1 – 0,35%
…
Bên cạnh đó, hiện nay tại Việt Nam có một số công ty chứng khoán miễn phí giao dịch cho khách hàng. Có thể kể như AIS, Pinetree. Bạn có thể tìm hiểu thêm về điều này ở các trang chủ của họ hoặc tổng đài tư vấn.
Phí giao dịch là một trong những tiêu chí để người đầu tư lựa chọn sàn giao dịch. Tuy nhiên nó cũng không phải tất cả. Bởi vì một địa chỉ đáng tin cậy và đem lại lợi nhuận đảm bảo vẫn quan trọng hơn.
So với việc tìm hiểu có bao nhiêu sàn chứng khoán ở Việt Nam tính đến nay, thì các nhà đầu tư cũng nên tập trung vào vấn đề đâu mới là sàn chứng khoán uy tín, tốt nhất để giao dịch. Thật ra nó cũng tùy thuộc vào nhu cầu và tiêu chí mỗi người đưa ra, để lựa chọn giải pháp thích hợp nhất cho mình.
Website dành cho các Trader chứng khoán, forex xem tại trang TraderFin.vn
Xem thêm: