Nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về mệnh giá tiền Malaysia thì mọi người có thể dừng chân ở lại với nganhangaz.com để tham khảo nhiều hơn những bí mật thú vị về loại tiền Ringit – đơn vị tiền tệ chính thức của nước này. Ngoài ra, mọi người sẽ biết thêm có tất cả bao nhiêu mệnh giá tiền và cách phân biệt chúng.
Mệnh giá tiền Malaysia là gì?
Tên viết tắt là MYR. Đơn vị tiền Malysia được lưu hành chính thống là Ringgit Malysia hay còn gọi là Đô la Malaysia. Được chính thức ra đời vào năm 1967 thay thế cho đồng xứ Mayla là thuộc địa của Anh. Cho đến năm 1973, đồng Đôla Malaysia có thể trao đổi ngang giá với Đôla Singapore và Đôla Brunei.
Các mệnh giá tiền Malaysia hiện nay
Hiện nay, tại đất nước Malaysia vẫn còn lưu hành song song các mệnh giá tiền giấy và tiền xu. Tiền giấy có các mệnh giá: RM1, RM2, RM5, RM10, RM 50 và RM100. Mệnh giá cao nhất tiền Malaysia vào năm 1968 là 1000 RM nhưng đến nay đã không còn lưu hành nữa. Cho nên mọi người chấp nhận 100 RM là mệnh giá tiền lớn nhất.
Các mệnh giá tiền giấy Malaysia thường được in giấy bạc. Nhưng để kỷ niệm Thế vận hội Khối thịnh vượng chung năm 1998 ở Kuala Lumpur chính phủ nước Malysia đã quyết định phát hành một loại tiền polymer RM50. Sự kiện này đánh dấu việc Malaysia sử dụng tiền giấy polymer lần đầu tiên
Khác với Việt Nam của chúng ta. Kể từ khi tiền mệnh giá lớn thay thế từ tiền giấy sang polymer, chúng ta đã không còn lưu hành các loại tiền giấy như trước nữa. Nhưng với loại RM50 phiên bản polymer ta ít thấy trong giao dịch mua bán trao đổi hàng ngày. Mà người ta có xu hướng sưu tập những tờ tiền này để làm kỷ niệm.
Tiền xu có các mệnh giá: 1 cent, 5 cent, 10 cent, 50 cent và RM1. Tuy nhiên, mệnh giá tiền xu RM1 đã bị hủy bỏ và rút khỏi lưu thông năm 2005. Điều này một phần là do các vấn đề với việc tiêu chuẩn hóa (hai phiên bản tiền xu khác nhau đã được đúc) và giả mạo. Như vậy nếu mọi người thắc mắc về mệnh giá tiền Malaysia thấp nhất thì đã biết là 1 xu – phiên bản tiền xu.
Cả mệnh giá tiền giấy và mệnh giá tiền xu đều được do ngân hàng Ngân hàng Negara Malaysia và do Royal Mint of Malaysia Sdn Bhd đúc và phát hành. Các máy ATM thường cho ra tiền giấy bạc RM50. Cho nên, tại các điểm ATM đặt tại Maylaysia mọi người phải rút tờ tiền 50 RM hoặc bội số của tờ tiền này thì mới được.
Cách phân biệt các mệnh giá tiền Malaysia
So sánh qua màu của tiền
- RM1 – màu xanh da trời
- RM2 – màu hoa cà (không còn lưu hành nữa)
- RM5 – màu xanh lá caay
- RM10 – màu đỏ
- RM20 – màu nâu/ trắng (không còn lưu hành nữa)
- RM50 – xanh lá cây/ xám
- RM100 – tím
- RM500 – cam (không còn lưu hành nữa)
- RM1000 – xanh dương/ xanh lá cây (không còn lưu hành nữa)
So sánh qua hình ảnh được in trên tiền
Trên tất cả mặt trước của tiền giấy Ringgit của Malaysia đều có hình Quốc Vương Yang di-Pretuan Agong vị Quốc vương của Malaysia. Đó cũng là một điểm giống giữa tiền Malaysia và tiền Việt Nam. Vì tất cả các mệnh giá tiền Malaysia đều in hình vị lãnh tụ kính mến của dân tộc ta – chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tờ mệnh giá RM 1: in hình lá diều Wau bulan là một biểu tượng đặc biệt của người Malaysia
- Tờ mệnh giá RM 5: hình con chim bản lĩnh mang tên tê giác. Được mệnh danh là quốc chim của Malaysia
- Tờ mệnh giá RM 10: Hình hoa Raflesia. Thực ra đúng hơn là ký sinh thực vật có hoa và được xem là một hình ảnh đặc biệt gợi nhớ về đất nước Malaysia
- Tờ mệnh giá RM 20: in hình đồi mồi rùa thuộc dòng họ vích quý nổi tiếng của đất nước này
- Tờ mệnh giá RM 50: hình ảnh cây cọ dầu rất đỗi nổi tiếng của con người và vùng đất Malaysia
- Tờ mệnh giá RM 100: in hình nút Kinabalu và dãy đỉnh núi đá ở thung lũng Gunung api là một trong những cảnh sắc hùng vĩ, đẹp nức lòng người của Malaysia
- Mệnh giá 5 cent: đúc từ thép không gỉ nên có màu trắng, khắc họa tiết vải của các bộ tộc Kadazan – Dusun
- Mệnh giá 10 cent: đúc bằng thép không gỉ, in hình họa tiết mẫu dệt của người Meh Meri
- Mệnh giá 20 cent: đúc từ vật liệu là đồng hoặc niken nên có màu vàng. Khắc 14 chấm và năm đường ngang
- Mệnh giá 50 cent: cũng được đúc từ đồng và niken và hình khắc còn là một bí ẩn, chưa được lý giải.
Quy đổi mệnh giá tiền Malaysia sang VND
Theo số liệu cập nhật mới ngày bài viết này được thì 1 Ringgit Malaysia tương đương với 5.490,17 đồng (1 RM = 5.490,17 VND). Lưu ý tỷ giá này sẽ luôn thay đổi không chỉ trong ngày mà trong các thời điểm của một ngày. Mọi người cần tham khảo nhiều tỷ giá Ringgit để biết chính xác tỷ giá ngày mình đi đổi tiền để không bỡ ngỡ.
Như tỷ giá trên đây cho thấy thì tiền Ringgit Malaysia có giá trị cao hơn so với đơn vị tiền Việt Nam đến hơn 5000 lần. Cho nên mệnh giá tiền tệ lớn nhất của nước ta là 500.000 đồng thì mệnh giá lớn nhất của Malaysia chỉ là 100 RM. Nếu bạn đi sang Malaysia với mục đích du lịch thì việc mang quá nhiều tiền RM sẽ gây khó khăn và các vấn đề khác nảy sinh.
Đổi tiền Malaysia ở đâu uy tín?
Ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng lớn như Vietcombank, Tpbank, MBbank, Sacombank, Techcombank đều có dịch vụ mua bán ngoại tệ hợp pháp. Tiền Ringgit của Malaysia cũng không ngoại lệ. Hoặc mọi người có thể lựa chọn đổi tiền Việt sang tiền Đô la Mỹ. Rồi sau đó đến Malaysia có thể tiếp tục dựa vào các địa điểm như các mục sau gợi ý để đổi tiền RM.
Ngoài ra khi mọi người đổi tiền Đô tại ngân hàng với các mệnh giá lớn như 100 đô la thì chi phí chuyển đổi thấp. Hơn nữa, tỷ giá cũng không chênh lệch. Hay nói cách khác là đồng tiền không bị mất giá.
Khách sạn, nhà hàng
Điểm giống nhau giữa nước Lào và Việt Nam là chúng ta đều là những nước đang phát triển và việc dùng tiền giấy còn khá phổ biến. Cho nên, mọi người đừng ngần ngại và hỏi thăm địa chỉ nhà hàng mình đến ăn uống hoặc tại khách sạn đang nghỉ dưỡng về dịch vụ đổi tiền Lào.
Trung tâm thương mại
Trung tâm Sungei Wang Plaza là địa điểm được nhiều KH Việt lui tới. Mọi người có thể đổi tiền Ringgit tại 2 quầy đổi tiền tại tầng 1 của khu mua sắm này
IOI City Maill
Có hẳn 2 khu đổi tiền cho mọi người lựa chọn. Ngoài ra có sẵn bảng giá để mọi người có thể tìm hiểu trước khi đổi. Cho nên không cần lo lắng về vấn đề bị chặt chém.
Alamanda
Đây là trung tâm mua sắm thương mại bật nhất của đất nước sở hữu Tháp đôi. Không chỉ tiền Malaysia. Mọi người có thể đổi được nhiều loại tiền ngoại tệ khác nhau ở đây.
Bejaya times Square
Theo thông tin cập nhật thì trung tâm thương mại này có 3 quầy đổi tiền. Mọi người có thể tìm thấy 2 quầy ở tầng hầm và 1 quầy ở tầng trệt.
Lưu ý khi đổi mệnh giá tiền Malaysia sang tiền Việt
Tra cứu tỷ giá ngân hàng trước khi đi đổi tiền. Cần có sự bù trừ hao hụt vì mỗi nơi đổi tiền sẽ đổi với tỷ giá không giống chính xác như 100% những gì bạn tra cứu
Kiểm tra kỹ lưỡng số tiền được nhận. Tiền đổi tại ngân hàng hay bất cứ đâu thì đều có khả năng xảy ra sai sót. Có thể gặp tình trạng tiền bị rách nát, nhàu. Thậm chí không đủ tiền
Tìm hiểu cách nhận biết tiền. Nhiều người lơ là trong cách kiểm tra các loại tiền. Hiện tượng tiền giả vẫn còn đang nhức nhối. Đừng để bạn là nạn nhân tiếp theo
Trên đây là chia sẻ mệnh giá tiền Malaysia. Hy vọng mọi người đã có những thông tin bổ ích cho tìm kiếm của mình. Hãy chọn đơn vị có tỷ giá tốt nhất để đổi tiền mà không lo sợ “lỗ”
Xem thêm: